watch sexy videos at nza-vids!
===> 8x40.sextgem.com <===
HOA DẠI
Xuống Cuối Trang


Một bàn tay rụt rẻ khều nhẹ vào áo tôi:

- Chị ơi!

Vẫn là cô bé lúc nãy hỏi tôi lúc chưa vào phòng thường trực. Đôi mắt có vẻ sợ sệt chắc lại sợ tôi gắt như lúc nãy. Nhìn nó tôi chợt nhớ đến Ngọc chắc giờ cũng học đại học rồi cũng nên chẳng biết đã thành một cô thiếu nữ chưa hay vẫn nghịch như con trai.

- Sao vậy em?

Cái giọng nhẹ nhàng của tôi khiến đôi mắt to tròn của cô bé thể hiện rõ sự ngạc nhiên:

- Bao giờ được thả ra hả chị? Em thấy bảo lấy lời khai nộp phạt xong là cho về cơ mà

Câu hỏi của cô bé cũng làm tôi hơi thắc mắc, sao giờ này vẫn chưa thấy động tĩnh gì nhỉ hay là định tạm giam cả đám thì ốm.

- Chắc có trục trặc gì thôi! kiểu gì tí chẳng được về, ở đây không có chỗ để giam hết chị em mình đâu mà sợ

- Vâng em cũng mong được thả quá chị ạ! Mai là em về quê rồi!

Tôi nhíu mày nhìn vào vóc dáng tròn trịa của cô bé:

- Về quê? Cái đấy thì lúc nào về chẳng được liên quan gì đến bắt bớ tạm giam?

Cô bé nở một nụ cười tươi rói, một nụ cười trong sáng đến kỳ lạ không hề có sự đưa đẩy mời khách, không có sự giả tạo làm duyên:

- Không! Em về hẳn cơ! Em đã kiếm đủ tiền trả nợ cho bà chủ rồi chị ah?

Ô! Cái này nghe lạ quá, được cho về vì đã trả hết nợ ah, mà ai nợ ai cơ chứ, đã gọi là bà chủ thì có nghĩa là cái thân xác này thuộc về người ta. Chắc hẳn cô bé đã được người ta vẽ ra một cái viễn cảnh tươi sáng khi vào nghề này rồi. Một thân thể tròn trịa, một gương mặt ngây thơ như cừu non thế này sao lại thả về với đồng cỏ cơ chứ. Không nỡ làm cô bé thất vọng tôi cố vui vẻ chúc mừng:

- Thế thì tốt rồi! về với quê hương có ba có mẹ tốt hơn em ạ?

Nói được câu này mà tôi thấy nhói trong lòng, bởi cái tờ khai trong kia lúc nào cũng là ba mẹ mất sớm, lang thang ăn xin từ nhỏ và bây giờ làm gái.

- Vâng chị ạ! Em sẽ về mở tiệm làm đầu, em học được khá nhiều của mấy chị ở cửa hàng bên cạnh chỗ e ở đấy!

Rồi giọng cô bé hơi trùng xuống:

- Và nếu có ai đấy chịu lấy thì e cũng muốn có một gia đình

Tôi không nói thêm gì nữa, bởi ước mơ ấy cũng là ước mơ của ngày xa xưa tôi rời nhà lên phố, cũng là ước mơ bị vùi dập không thương tiếc để bây giờ đứng tàn tạ trước một giấc mơ tương tự.



Chợt có tiếng thông báo văng vẳng trên loa “ Tất cả tập trung lại hôm nay sở y tế thành phố kết hợp với công an quận tổ chức xét nghiệm máu cho tất cả mọi người, các thủ tục hành chính hay tạm giam sẽ được tiến hành sau khi có kết quả xét nghiệm”. Hóa ra đây là câu trả lời cho cái việc đến giờ này chúng tôi vẫn còn vất vưởng ở ngòai hành lang. Tôi lấy tay kéo nhẹ cô bé:

- Đi nào em! Cái này phải lên đầu cho nhanh thì mới về được





Lách vào đám đông khi cánh tay khẳng khiu như cây gỗ mục không rời khỏi người cô bé, tôi cố kéo em đến càng gần chiếc bàn phủ khăn trắng muốt nơi có các cô y tá đang lấy mẫu máu cho từng người. Cô bé riu ríu bước theo tôi như một người em gái nhỏ, tự dưng tôi thấy mắt mình cay cay bởi đã lâu lắm rồi tôi quên mình đã từng là một người chị lo lắng bảo ban cho chích chòe và Ngọc. Cho cô bé đứng ra phía trước tôi để đôi mắt thâm quầng của tôi gắn chặt vào cô bé, từng bước nhích dần về phía bàn xét nghiệm cứ như những giây đếm ngược dành cho tôi. Chỉ cần xong thủ tục này thôi chắc tôi và cô bé ấy sẽ chẳng gặp lại nhau nữa rồi thế nên tôi chỉ biết ngắm nhìn, đưa đôi bàn tay gầy guộc thi thoảng vuốt nhẹ lên mái tóc đen láy của cô bé. Cứ thế tôi không thèm dành lấy một phút giây nào suy nghĩ về khả năng bị HIV của mình như bao kẻ xung quanh tôi đang hoang mang lấn cấn, cho đến khi tôi và cô bé vào cung một lượt lấy máu.



Giây phút mũi kim lạnh buốt cắm vào cơ thể rút đi những giọt máu đỏ hồng nhanh chóng kết thúc, tôi và cô bé áp mẩu bông cồn vào vết kim chích lấy máu đứng gọn vào một góc hành lang chờ kết quả:

- Đau quá chị ạ! Em chẳng thích mùi thuốc sát trùng tí nào cả ngửi buồn nôn quá

Tôi nặn một nụ cười thật hiền hậu đáp lời:

- Không sau! Như kiến cắn ấy mà chỉ một lát là hết thôi! Mà em tên gì nhỉ, nói chuyện mãi mà không biết tên em, chị tên là Trinh

Đôi mắt cô bé lấp lánh nhìn tôi hớn hở như trẻ con được quà dù lớp phấn dầy bịch vẫn còn bám chặt trên gò má:

- Em tên Vy chị ah! Thế chị quê ở đâu thế

Quê! Câu hỏi làm tôi nhớ đến những cơn sóng xô bờ cát, nhớ đến cơn gió đêm hè mang vị mặn chát luồn qua tóc, nhớ con nước lên rồi xuống theo thủy triều, nhớ…

- Chị cũng không biết quê mình ở đâu!

Câu trả lời thiếu hồn của tôi làm Vy ngạc nhiên hết sức:

- Sao lại không biết ở đâu hả chị! Quê là nơi mình sinh ra ấy, là nơi bố mẹ chị sống ấy!

Bố, mẹ! Tâm trí tôi hiện ra nấm mồ xanh cỏ chắc chẳng có ai ngó ngàng đến! Rồi nhớ đến người mẹ đuổi tôi khỏi nhà chẳng hề hối tiếc

- Chị mồ côi từ nhỏ em ạ! Đến khi chị biết suy nghĩ thì cũng đã vất vưởng ăn xin ngòai đường rồi!

Vy nhìn tôi miệng lắp bắp như muốn tìm một câu gì đó để an ủi hoặc xin lỗi nhưng vốn sống ít ỏi không giúp Vy tìm được từ ngữ thích hợp:

- Không sao đâu em! Chị quen rồi mà! Vào lấy kết quả thôi em! Có rồi kìa

Tôi cúi gằm mặt để không ai nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gò má xương xẩu, tôi không biết mình có thực sự sống hay chỉ là một cái xác di động chờ đến ngài thối rữa rồi đem chôn. Tôi mong cái kết quả sắp nhận được kia sẽ giúp tôi có một cái quan tài để yên nghỉ, thoát khỏi chũôi ngày vật vã này.



”Âm tính” dòng chữ ghi trong tờ giấy kết quả như một lần trêu đùa nữa của số phận đối với tôi, nó làm tôi không thể nở nụ cười thở phào như bao kẻ cùng kết quả này hay đau đớn gào thét như những người có dòng chữ “dương tính”. Nó khiến tôi cứ đứng trân trân như một bức tượng, đầu óc trống rỗng và đôi mắt nhìn vào hư vô. Đột nhiên có tiếng la hét om xòm đánh thức tôi “Có người tự tử!”, “Ai kéo nó lại đi”, “Chắc dính rồi mới lao đầu vào cột thế”. …



Tôi giật mình không phải bởi những tiếng ồn ào huyên náo đấy, bởi thi thoảng nhìn thấy ai đó co quắp người chết vì sốc thuốc hay tự tử bởi không chịu nổi cơn đói thuốc hoành hành quá quen với tôi rồi. Mà tôi thảng thốt bởi không thấy bóng dáng Vy từ lúc nhận kết quả đến giờ, linh tính báo điều gì đó không hay tôi vạch vội đám đông đang bu kín lấy cái cột chống mái ở góc hành lang lao vào.



Vy nằm đấy máu từ trán chảy tràn lên mặt vạch ra những đường loằn ngoằn tựa như những tia sét hay vạch lên bầu trời, đôi mắt Vy lờ đờ còn đôi tay đang cố bám víu vào cái gì đấy để đứng lên, hình như Vy cố đứng lên để lao đầu lần nữa vào tường. Mặc đám người xung quanh lùi dần vì sợ vấy vào máu Vy, mặc cho mấy ông công an chỉ dương mắt nhìn chằng thèm can thiệp tôi lao vào đỡ lấy Vy, tôi không sợ dòng máu độc ấy tôi chỉ sợ những con người độc địa đang đứng bao quanh tôi và Vy lúc này. Vy run run đôi môi:

- chị ơi! E..m b..ị rồ..i! E..m mu..ốn ch..ết! E..m kh..ông v..ề v..ới mẹ đ…âu

Tôi áp chặt tay vào trán em ngăn dòng máu nóng chảy ra liên tục gào lên:

- Bác sĩ đâu! Ai gọi bác sĩ đi!

Loáng thóang đáp lời tôi là bác sĩ đang đi lấy găng tay và đồ bảo vệ cơ thể trước rồi mới quay ra được. Cố gắng đè nén cơn uất hận xuống tôi nắm chặt lấy tay Vy:

- Em phải bình tĩnh! kết quả này khôgn chính xác đâu vì ở đây quá nhiều người và họ làm nhanh! Phải ra bệnh viện lớn và xét nghiệm trên 3 lần mới có câu trả lời được

Đôi môi mấp máy kèm theo ánh nhìn đầy hy vọng vào tôi:

- Thâ..t hả ch..ị?

Tôi cố gắng ko nhìn vào mắt Vy:

- Thật mà! trước chị cũng mấy lần bị như thế rồi!

Và Vy mỉm cười yếu ớt:

- Thế chị gọi bác sĩ ngay đi! E..m vẫ.n muố..n về với mẹ!

Cơn mưa xuân nhè nhẹ bay trên phố rải những hạt nước nhỏ li ti lên từng bóng người hối hả cho các công việc cuối năm. Tôi tựa mình vào bức tường rêu phong bên cạnh cái hố ga hở nắp liên tục bốc lên những mùi thum thủm tuy khó chịu mà quen thuộc với tôi. Những hạt mưa xuân ngày nào tôi còn là cô học trò nhỏ dang tay nhắm mắt và há miệng thật to để từng hạt mưa vờn nhẹ lên gò má lên đôi tay, để cảm nhận vị ngọt của mùa xuân. Vậy mà giờ đây tôi đang run rẩy bởi mưa, từng hạt mỗi khi chạm vào cơ thể có cảm giác như cả cái búa tạ đập lên người. Lại là nó, cơn vật thuốc quen thuộc ngày càng dày đặc đang bắt đầu hành hạ cơ thể tôi. Tôi không biết đến khi nào tôi sẽ thoát khỏi chuỗi ngày chỉ có thể mô tả bằng vài từ hết cơn và lên cơn. Như một thói quen tôi đưa tay vào người tìm thuốc, nhưng cái đầu óc mụ mị vì đau đớn đã quên mất là ngay cả cả cái ống chích sái(loại ống sau khi cho heroin vào chich 1 lần gọi là ống sái) tôi cũng đã cho nước vào mà tráng sạch.



Không tiền, không thuốc tôi chỉ biết thả cơ thể còm cõi xuống vỉa hè đá lạnh chờ cho cơn vật thuốc đi qua, buộc chặt cái khăn ngang qua miệng rồi ôm chặt lấy hai chiếc đầu gối tôi ngồi đợi những phút dày vò thể xác đi qua. Tôi cứ thế oằn người và cắn chặt hai hàm răng liên tục cho đến khi đôi mắt mờ đi, nhận thức với xung quanh dần dần là cái je đó mờ ảo rồi biến mất. Rất lâu sau đó tôi mới có thể mở mắt ra, cơ thể tôi gần như không thể điều khiển được gì ngoài đôi mắt, tai tôi chỉ nghe những tiếng ù ù. Cảnh vật xung quanh tôi cũng rõ dần hơn, tôi đã thấy được những ánh mắt ái ngại đi qua tôi, tôi thấy sự ghê tởm trên từng gương mặt dành cho tôi, tôi thấy cả cô lao công quét rác cũng chỉ quét phía xa xa tôi chứ ko hề tiến đến, có lẽ với cô ấy tôi cũng chẳng bằng đống rác mà cô ấy vẫn phải thu dọn hàng ngày. Tay tôi đã cử động được, tôi cố chống để có thể ngồi tựa vào tường cho dễ chịu hơn. Thính giác cũng được hồi phục đủ để tôi nghe thấy một đoạn đối thoại của người mẹ với đứa con gái nhỏ đứng xa xa đang mặc áo mưa bởi từng giọt mưa có vẻ nặng hơn lúc tôi nằm xuống.

- Mẹ ơi! Sao chuyện cô bé bán diêm buồn thế mà lại là chuyện cổ tích hả mẹ! Cuối truyện cô bé ấy bị chết rét

Tiếng cô bé trong trẻo vọng đến làm tôi tập trung hơn, đúng là câu truyện cổ tích tôi vẫn đọc cho Chích chòe đây mà. Tiếng người mẹ dịu dàng trong giọng cười khẽ

- Con phải hiểu câu truyện ấy là dù cho bị đói bị rét cô bé ấy cũng cố gắng tìm đến những thứ cô bé ấy mong muốn chỉ bằng những que diêm bé nhỏ. Mặc áo vào đi, sau này lớn con sẽ hiểu.

Hai mẹ con đã đi xa rồi chỉ còn lại tôi ngồi đờ đẫn vô hồn “phải rồi! ý nghĩa câu truyện là ở đấy chỉ là tôi luôn kể theo một hướng khác cho chích chòe nên tôi không nhận ra. Tôi đã hiểu vì sao cô bé bán diêm nọ trên môi vẫn có nụ cười khi chết cóng, tôi đã hiểu vì sao gương mặt Vy lại sáng bừng chỉ bởi một lời nói dối từ người mới quen. Tôi đã nhận ra là tôi chẳng hề cố gắng, tôi dang mặc mọi thứ với bản thân, thờ ơ với chính mình và cuộc sống và tôi để mặc cho tâm hồn mình trong màn đêm với ý nghĩ sẽ chẳng bao giờ có ánh sáng”. Như có cái je đó bừng lên trong người, từng ngón tay run rẩy bám chặt vào tường để đứng lên, đôi mắt tôi trở lên kiên định, tôi bước men theo tường, tôi đi lảo đảo, rồi bước nhanh, chạy, chạy thật nhanh về cái đồn công an mà thi thoảng tôi bị bắt vào, chạy về phía có những người không tiếc lời miệt thị và xúc phạm tôi, chạy về chỗ tôi đã từng ước nó biến đi mãi mãi, hôm nay lần đầu tôi đã thấy nơi ấy có một lối ra cho mình.



Dừng lại gần 30’ để thở lấy hơi ngoài cánh cổng sắt xanh để cả người tôi bớt run rẩy như những nhành liễu trước gió. Tôi bước nhẹ từng bước vào phòng trực ban. Bước dọc theo cái hành lang quét ve xỉn vàng và những viên gạch hoa cũ mèm tôi bước đến phòng dành cho cán bộ trực ban. Cánh cửa mở sẵn nên tôi bước vào, căn phòng vắng tanh chỉ có bộ bàn ghế và cái tủ tài liệu phía sau chiếc bàn toát ra một không khí lạnh lẽo. Chợt tôi giật mình bởi tiếng người quát phía sau:

- Sao có việc gì nào?

Tôi giật người lại như một thói quen mỗi khi nghe thấy giọng quát rồi quay lại, một chị công an trong bộ đồng phục và gương mặt như phủ sương mờ kèm đôi mắt sắc như dao nhìn tôi. Tôi run rẩy lắp bắp:

- Dạ… dạ…em, cháu có…

Không để tôi hết câu chị hất hàm rồi chỉ tay vào chiếc ghế gỗ đã bay hết lớp vecni

- Có gì mời cô ngồi xuống kia trình bày

Rồi chị thong thả bước vào bàn làm việc của mình. Tôi ngồi đối diện chị, cánh tay đặt trên bàn vẫn chưa hết run rẩy tôi thu hết can đảm nói ra cái dự định của mình:

- Dạ! thưa chị, em muốn xin đi cai nghiện ạ!

Đôi mắt của chị trực ban nhìn xoáy vào tôi đầy lạ lẫm làm tôi cúi vội xuống nhìn vào đôi chân gày gò đang đá qua đá lại phía dưới gầm bàn. Khi tôi đang trông chờ một câu đồng ý hay đại loại là chấp nhận gì đó thì chị trực trả lời tôi với một câu ráo hoảnh

- Nhầm chỗ rồi nhé! Mời cô lên trung tâm phòng chống tệ nạn xã hội đăng ký nhé! ở đây chúng tôi không giải quyết.

Tôi tái mặt nhìn chị trực ban:

- Sao lại thế ạ! E nhớ mấy lần trước các anh chị đều giải quyết cho một số trường hợp đi cai nghiện từ đây mà

Trán chị trực ban nhăn lại:

- Đấy là cai nghiện bắt buộc chỉ áp dụng với một số đối tượng có tiền án tiền sự quá nặng không có khả năng cai tại nhà hoặc địa phương chúng tôi mới làm thế. Còn như cô là cai nghiện tự nguyện phải có người nhà làm bảo lãnh dẫn lên trung tâm phòng chống tệ nạn và hỗ trợ cai nghiện đăng ký và nộp phí.

Tôi bàng hoàng, tai tôi ù đi, chẳng lẽ như thế thật sao, tôi lấy ai bảo lãnh lấy đâu ra tiền dể đi cai, chẳng nhẽ tôi không còn có một lối thoát nào sao. Tiếng chị trực ban lại vang lên

- Vấn đề của cô chúng tôi không giải quyết nhé! Mời cô đi cho

Rồi chị dứng dậy tiến dần ra phía cửa, mỗi bước của chị cứ xa dần làm cho tôi cảm giác như hy vọng cuối cùng của mình cũng đang rời xa. Không tôi không thể đầu hàng, tôi luống cuống đuổi theo chị đưa đôi tay bám vào tay chị:

- Chị ơi Chị ơi! Chị giúp em…

Đôi tay tôi bị đánh mạnh ra kèm theo một câu gắt gỏng:

- Ơ hay cái cô này! Tôi đã bảo là không giúp gì được cơ mà chúng tôi không thể

Tôi quỳ xuống, tôi nhìn chị đầy van xin:

- Chị ơi! Em van chị, em lạy chị chị giúp em, em không gia đình, không người thân, không tiền bạc em lên đấy người ta cũng đuổi em đi, chị giúp em đi…

Trong ánh mắt chị có cái je đó bất nhẫn rồi chị thở dài:

- Thôi được tôi sẽ cho cô vào danh sách cai nghiện bắt buộc đợt này, cô vào trong kia với tôi làm đơn.

Tôi vâng thật to như trẻ con được kẹo, lúc này nếu bảo tôi phải làm bất kỳ thứ gì tôi cũng làm, tôi cầm tờ giấy hẹn chạy ra khỏi phòng chị với chữ cám ơn vội vàng mà không hề nghe được câu nói của chị với a đồng nghiệp trong tiếng thở dài:

- Cai nghiện bắt buộc, không biết nó có chịu nổi quá 1 tuần không.

Tờ giấy hẹn vài dòng chữ nguệch ngoạc kèm theo con dấu đỏ chót dường như có thể tan biến đi bất kỳ lúc nào khi nó mỏng dính và nằm trên bàn tay xương xẩu đang run lên từng cơn vì xúc động. Nhìn ngược xuôi lên xuống khắp cơ thể tàn tạ tôi vẫn chưa tìm được cho mình chỗ cất lý tưởng cho chiếc chìa khóa đem lại niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cái hiện tại đen tối bây giờ. Để vào chiếc áo nịt ngực tôi lại nhớ đến những bàn tay hôi hám sẵn sàng giật tung nó ra và ném vào đâu đó ở vệ cỏ hay là vứt thẳng xuống dòng sông tô lịch đen ngòm tanh tưởi. Để vào băng vệ sinh như những lần giấu tiền và thuốc ư, rồi nó sẽ thấm đầy máu đỏ bởi những kẻ man rợ khi dùng những chiếc bao cao su gai góc hoặc những phụ kiện lắp khắp cơ thể. Và khi đã tìm chán chê chỗ để tấm vé bước vào cuộc sống mới tôi nhận ra bản thân mình không có nổi một chỗ để cái tấm vé bước vào tương lai ấy, có lẽ nó đã ngấm bùn quá sâu để có thể có làm lại cuộc đời. Không tôi cắn răng tự nhủ “không thể như thế được” và tôi không buồn tìm chỗ cất trên thân hình lúc nào cũng như muốn đổ rập xuống đường nữa. Đảo mắt nhìn quanh vô tình đôi mắt tôi dừng lại trên một bao diêm lăn lóc góc vỉa hè, như vô thức tôi đưa đôi tay cầm lấy bao diêm ngắm nghía, chỉ là một bao diêm như bao nhiêu bao diêm khác đã từng qua tay tôi đốt không biết bao nhiêu thuốc lá, thuốc phiện. Ấy vậy mà hôm nay sao Tôi cảm thấy nó thân thiết ấm cúng thế, dù không còn nổi một cây nào để quẹt, gấp tờ giấy làm tư tôi đặt nó vừa khít vào trong khoảng không gian chật hẹp của chiếc bao diêm. Đóng nắp lại nhìn ngắm tôi tự mỉa với chính bản thân mình “một cái bao diêm đầy các que lại đốt đi bao hy vọng vào tương lai mà một chiếc bao rỗng lại có thể nhét một niềm tin một niềm hy vọng”. Rồi tôi lấy túi ny long bay đầy khắp vỉa hè để cuộn lại, 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp… tôi cũng không nhớ là mình đã dùng bao nhiêu túi nylon để bọc lại nữa chỉ biết đến khi không thể tìm thêm chiếc túi nào xung quanh tôi mới tạm yên tâm dừng tay đến gốc cây quen thuộc đứng chờ khách hàng đêm đào một cái lỗ nhỏ chôn xuống và cũng không quên đặt vài ký hiệu nhỏ để có thể tìm ra dễ dàng.

Vậy là tạm yên tâm, tôi vươn vai để thân thể vẽ lên vỉa hè chiếc bóng dài lênh khênh trong nắng chiều tà, vậy là sắp tối rồi thời gian trôi nhanh quá, lần đầu trong đời tôi có khái niệm về nhanh chậm của thời gian. Chậm vì tôi đang mong ngóng từng ngày để bước vào một trang khác, nhanh vì tôi thấy mình cần phải tận dụng để kiếm đủ tiền cho những ngày vào trại. Không để cái suy nghĩ vẩn vơ giữ mình ở lại tôi nheo mắt nhìn về phía ánh hoàng hôn đang tắt dần rồi lạng người vào công viên bắt đầu kế hoạch săn tiền. Hình như đấy là ánh hoàng hôn cuối cùng trước khi vào trại tôi được nhìn thấy bởi sau đấy trong đầu tôi chỉ còn duy nhất chữ tiền, mắt tôi chỉ thấy tiền, tai tôi chỉ nghe được chữ tiền và mũi tôi chỉ mong đánh hơi thấy mùi tiền. Tôi làm tất cả mọi thứ để kiếm tiền, ban ngày tôi lê la xin rửa bát thuê cho các hàng cơm bụi để kiếm 10, 20k và gom góp thức ăn thừa được trộn lẫn vào nhau như cám lợn cho vào túi bóng để ăn cả bữa trưa và tối. Tôi tranh thủ ngủ trên ghế đá những lúc chiều tà dành sức cho cả đêm lăn lộn cho bao người đè lên thân thể mình. Tôi không còn nằm im như khúc gỗ, tôi cố gắng uốn éo, rên rỉ làm đủ mọi thứ mánh khóe mà tôi từng biết cốt làm sao chèo kéo thêm được đồng nào hay đồng đó. Nhưng như thế là chưa đủ, tôi còn có thể gào thét đuổi theo những thằng ko đủ tiền để trả, những thằng chỉ muốn hưởng mà ko muốn mất gì. Tôi sẵn sàng lăn xả cấu xé tru tréo trên đường phố giữa đêm mặc cho cơ thể ko có nổi mảnh vài che thân để đòi cho bằng được 50k, rồi hả hê cầm được đồng tiền nhàu nát vứt lăn lóc vệ đường kèm những cái tát hay lời chửi đổng.

Cứ vậy suốt 10 ngày tôi sống với cơm thừa canh thui, thức đêm với đôi mắt sáng rực tìm đàn ông. Để khi bình minh lấp ló nơi chân trời đôi bàn tay cáu bẩn lại run run đào bao diêm để kiểm tra cái mầm hy vọng có còn đó không rồi lại chôn xuống cùng với những đồng tiền nhàu nát. Và cái ngày tôi đào mầm hy vọng ấy lên và thề sẽ rút khỏi cuộc sống thế này đã đến, tôi bước từng bước mạnh mẽ vững vàng về địa điểm tập trung mà không thể biết được cái gì đang chờ tôi phía trước ngoài niềm tin nơi bản thân.

Địa điểm tập trung là sân của một cơ quan trong ngành cảnh sát chuyên về phòng chống tệ nạn xã hội, vì đã dành ra nửa ngày để đi tìm trước đó nên tôi dễ dàng có mặt sớm trước nửa tiếng theo giờ ghi trên giấy hẹn. Trái với cái không khí náo nhiệt tôi tưởng tượng từ trước thì bên trong cái cổng sắt cũ rỉ sét ai đó kéo hờ sẵn chỉ đủ cho 2 người đi vào là cả một khoảng không gian ảm đạm. Trong cái sân xi măng nứt ngang dọc tôi chỉ thấy lèo tèo vài mống người ngồi túm năm tụm ba ở các gốc cây bàng hoặc ghế đá, nhân viên bảo vệ bên trong chốt gác vẫn đang ngồi vắt ngược chân lên bàn xem thời sự chào buổi sáng. Không thấy ai hỏi han gì đến mình tôi liền vào sân tìm cho mình một gốc cây bàng nhỏ ngồi lên mấy viên gạch vỡ nham nhở được quây xung quanh gốc, sương sớm vẫn còn đọng nguyên trên mấy chiếc lá thi thoảng nhỏ xuống. Đặt bọc quần áo sang một bên bây giờ tôi mới đưa mắt nhìn quanh, những người có mặt ở sân đa số là nam với một bộ dạng chung là mắt đờ đẫn, đầu gật gà những cánh tay đen gầy đầy vết chich được còng gọn ghẽ vào thành ghế hoặc những thanh sắt chạy dọc tường. Tôi nhìn đám người với ánh mắt tò mò vì không hiểu sao ai cũng bị còng như thế, dường như bị ánh mắt của tôi đánh động vài ba kẻ bắt đầu nhìn về phía tôi và chỉ mất vài giây định hình là những tiếng trêu đùa thô tục cất lên từ những cái mồm lúc nào cũng chực ngáp ấy. Tự dưng cái không gian vắng lặng trở nên ồn ào hơn làm cho anh cảnh sát ở phòng trực ban phía trong cùng cũng phải chạy ra ngoài ngó nghiêng.

Đưa đôi mắt lừ về đám người đang trêu chọc tôi một cái rồi anh cảnh sát ấy cũng bước về phía tôi ngồi gằn giọng hỏi:

- Ở đâu đến! Vào đây làm gì?

- Dạ! e..m đến để đi cai ạ!

Trán của anh cảnh sát hơi nhăn lại có vẻ như hơi ngạc nhiên:

- Đi cai! Thế ai đưa vào đây! Sao không thấy bàn giao cho tôi!

- Dạ! Không ai đưa! Em tự đến ạ! Đây là giấy của em!

Tôi run run đưa tờ giấy cho anh cảnh sát và thót tim khi bàn tay giật mạnh tờ giấy của tôi mà ko thèm đoái hoài đến việc có thể làm rách nó. Nheo mắt liếc qua tờ giấy rồi anh cảnh sát làu bàu:

- Được rồi! cái này tôi giữ! Cứ ngồi đây chờ đến giờ rồi đi!

Rồi anh cảnh sát quay bước ko thèm nghe tôi vâng dạ chỉ vẳng lại tiếng lẩm bẩm:

- Ép đi cai chả được lại có đứa tự chui vào!

---------------------------------
Bạn đang đọc truyện tại wapsite wapgamejava.wap.sh. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ.
wapgamejava.wap.sh - Thế giới đích thực trên di động.
---------------------------------

Ánh bình minh cũng bắt đầu phủ đầy cái sân xua dần đi ít sương sớm còn lác đác, cửa cơ quan đã được ai đó mở rộng hơn, bắt đầu có những người đến tập trung xen kẽ giữa các cán bộ mặc đồng phục hoặc thường phục đến bắt đầu cho ngày làm việc mới. Hình như chỉ duy nhất tôi đến tập trung một mình bởi tất cả những đợt đến sau đều có những chiếc xe thùng kín mít kèm công an áp tải và chiếc còng số 8 trên tay dường như là vật trang sức bắt buộc cho tất cả những ai đi xuống từ thùng xe ấy. Cho đến khi chiếc xe Ba Đình màu vàng lợt chạy đến cổng để chuẩn bị đón đi thì tôi thấy trong sân có khoảng 40 người, đa số là nam và phải khó khăn lắm tôi mới nhận ra được là có 3 người cùng giới tính với mình. “Thế là trên xe đỡ phải điếc tai hay bị mấy thằng đầu trâu mặt ngựa kia quấy rối” tôi tự nhủ với mình khi cánh cửa ọp ẹp của chiếc xe bắt đầu đón những người đầu tiên lên.

Tôi được anh cảnh sát ban đầu dẫn tôi ra xe rồi yêu cầu ký tên vào cái biên bản chằng chịt chữ và dấu vân tay điểm chỉ(của những người ko biết ký) sau đó khi bước vào xe một chú cảnh sát mặt mày lạnh tanh chỉ tôi ngồi vào một ghế gần đầu xe, bên cạnh đã có một người nữ đã ngồi từ trước. Khi tôi vừa ôm bọc quần áo ngồi xuống cũng là lúc cánh tay tôi bị giằng lấy thô bạo bấm vào còng số tám và gắn lên ghế trước. Tuy hơi đau vì bị giật mạnh nhưng tôi cũng chẳng hé nửa lời kêu hay phản ứng, đơn giản là cả cái xe này ai cũng phải như thế cả, cũng bởi trong gần 40 người này ngoài tôi ra chắc ai cũng là tội phạm thuộc dạng bắt buộc phải cai.



Chiếc xe bắt đầu gầm rú rời khỏi trung tâm thành phố, gió lùa qua khuôn cửa trống huếch hoác làm tung bay những lọn tóc xác xơ của người con gái ngồi cạnh tôi, một gương mặt hốc hác vẫn còn chút dấu vết phấn son từ ngày hôm qua đọng lại. Cả người đổ gập về phía trước như muốn gục ngã đến nơi, nơi khóe miệng khô khốc thi thoảng có vài giọt nước giãi nhỏ ra kéo dài xuống tận cái đùi khẳng khiu. Định cất tiếng hỏi xem ng ta có làm sao không thì vô tình tôi nhìn thấy chiếc xi lanh đang được cắm vào một cách kín đáo sau cánh tay, ngón tay run run ấn từng nấc vào trong tiếng thở hổn hển làm cơ thể tôi cũng trở nên rạo rực thèm khát chiếc xi lanh ấy. Tôi cứ đưa đôi mắt cháy bỏng nhìn vào từng giọt chất lỏng trong xi lanh cho đến khi được đánh thức bởi giọng nói lạnh lẽo:

- Sao! Thèm ak! Lấy tí sái không!

Gương mặt của người con gái ngồi cạnh tôi đã có sức sống hơn một chút dù đôi mắt vẫn còn đờ đẫn khi đưa tôi chiếc xi lanh còn sót lại ít chất độc. Tôi cố hết sức để lắc đầu từ chối:

- Không! Mới bắn sáng nay rồi! Không sợ chó săn ngồi trên đầu xe ah?

Thoáng ngạc nhiên trong đôi mắt trắng dã rồi phá lên cười:

- Sợ! Sợ chứ! Sợ mới phải lén lút thế này, vào được đến trại rồi thì có mà tao ngồi giữa trại tao chích cũng chẳng sao

Tôi hơi giật mình bởi cái giọng ra điều rất hiểu biết của bà chị này:

- Thế bà chị đến đấy rồi hay sao mà biết rõ vậy

Ngáp một cái thật dài giọng uể oải:

- Nhiều rồi! Bắt đi trại, thả, vào trại chả nhớ bao lần như thế rồi! Trên xe này cũng cơ số người quen đấy

Rồi đánh ánh mắt sang tôi khinh khỉnh:

- Sao! Lần đầu ak? Làm gì? Sao bị bắt? Bập vào trắng lâu chưa?

Tôi trả lời cho xong chuyện:

- Ừ lần đầu, đứng bắt khách lộ quá nó gom, xét nghiệm thấy nghiện nó cho đi, bập từ cái lúc đứng đường chả nhớ bao lâu cả.

Rồi tôi cũng chỉ trao đổi thêm dăm ba câu nữa và để cho bà chị thả hồn theo số thuốc đã bơm vào cơ thể. Những thông tin tôi biết thêm đại loại là trại ở một tỉnh khác, trong đấy thì cũng không khác tù là mấy, phòng ở như phòng giam, đừng mong được dối xử tốt cố mà tự sống để ra chứ đừng nghĩ đến việc cai khỏi rồi ra cả. Và cũng như thông tin tôi được biết thì đúng là trên xe toàn những kẻ trên bến dưới thuyền với nhau, nhìn cách họ cười nói ôn kỷ niệm cũ trong trại hay ngoài phố đến những bàn tay len lén chuyền nhau từng chiếc xi lanh là tôi đủ hiểu tôi đang đi về đâu. Nó chẳng phải là thiên đường như tôi vốn nghĩ, đơn giản là một chỗ người ta không những phải dẫm đạp nhau để sống mà còn phải tự chiến đấu sinh tồn với bản thân mình. Lần đầu tiên có một nỗi sợ hãi dâng lên trong lòng tôi, một sự linh cảm cho điều gì đó kinh khủng đang chờ tôi nơi chiếc xe này dừng lại…

Chiếc xe lăn đều trên đường quốc lộ kèm với những cơn gió lùa qua cửa sổ làm tôi thấy buồn ngủ và chẳng biết từ lúc nào mắt tôi đã cụp xuống chìm vào những cơn mộng mị. Tôi mơ thấy gió biển thổi lồng lộng lùa qua mái tóc xơ xác, rồi tiếng chích chòe đọc từng chữ cái nơi bờ cát phía trước mặt. Tôi mỉm cười nhìn chích chòe quần xắn ống thấp ống cao hì hụi vạch trên bờ cát vàng những đường nét nguệch ngoạc thi thoảng đưa mắt nhìn về phía tôi với dáng vẻ hãnh diện mỗi khi hoàn thành một chữ. Ngoài khơi xa một cánh buồm quen thuộc lao nhanh về phía bờ, tôi đứng dậy phủi vội đám cát bám trên mông quần rồi nhanh chóng kéo chích chòe chạy nhanh ra bến. Thuyền bố về đầy ắp tôm cá, dáng lênh khênh của bố phủ lên 2 chị em đang hí hoáy bên những vỏ ốc thật lớn bố mang về, bố ôm chích chòe vào lòng hôn lên mái tóc rễ tre cháy vàng và đưa bàn tay chai sạn xương xẩu vuốt má tôi. Tôi dang tay định chạy đến thật gần thật gần bố để ôm chặt. Nhưng có ai đó giữ lại đằng sau, tôi quay lại một gương mặt đầy dục vọng của gã dượng đang thèm thuồng nhìn tôi, đôi bàn tay to khỏe của hắn vật tôi ra, tôi ú ớ muốn gọi bố nhưng quanh tôi chỉ còn tôi và gã dượng. Dớt dãi kèm mùi hơi thở nồng nặc mùi bia rượu phả lên mặt tôi đôi bàn tay gân guốc trườn vào bầu ngực căng tròn e ấp sau chiếc áo sơ mi. Tôi muốn gào lên muốn cắn xé muốn đẩy gã ra khỏi cơ thể tôi để tìm bố tìm em. Bất chợt tỉnh giấc và tôi thở phào khi gã dượng đáng ghét đấy biến mất chỉ còn hàng ghế phía trước đập vào mắt, nhưng khi nhìn xuống ngực tôi thấy một cánh tay khẳng khiu đen đúa đầy vết chích và những hình xăm trổ như một nhành cây tầm ma đang luồn vào ngực áo tôi mà nhún nhảy trên bầu ngực đầy khoái trá.

Cơn căm hận gã dượng chưa kịp qua khiến tôi vồ lấy ngay bàn tay đấy mà cào cấu, đường như chả ăn thua gì với những kẻ nghiện vừa chich có thể uống nước sôi hoặc lấy tay hơ lửa cầm than nên cánh tay đấy càng bám vào sâu trong áo tôi kèm tiếng cười thô bỉ từ hàng ghế sau vọng lên. Mắt tôi mờ đi vì thù hận cũ và mới khiến tôi không còn nhớ mình là một con điếm sẵn sàng để bất kỳ ai đụng lên cơ thể, tôi quên luôn là mình phải nhẫn nhịn để sinh tồn thế nên tôi ghé miệng vào cánh tay đấy cắn thật lực, tiếng kêu đau kèm sự dãy dụa của cánh tay ko làm tôi nhả ra tôi vẫn cắn thật chặt chỉ đến khi máu từ cánh tay trào ra khỏi miệng tôi kèm cái tát thật mạnh vào mặt tôi mới hé đôi hàm răng tê rần ra khỏi. Thêm một cái tát mạnh vào đầu khiến tôi đập mặt vào thành ghế trước kèm tiếng rít căm hận:

- Cái con phò này! Mày cắn tao hả!

Tôi không quay đầu lại vì choáng váng, lại thêm một cái tát, cái nữa, cái nữa tôi chỉ nghe loáng thoáng những câu thóa mạ kèm tiếng cười của những kẻ ngồi quanh nhằm vào tên bị tôi cắn cho đến khi có tiếng gầm của chú công an đi kèm xe:

- Ngồi yên vị trí, trật tự lại hết cho tao! Tao còng tay vứt xuống đường cho chúng mày chết luôn giờ!

Thì tôi mới có thể ngẩng đầu lên đưa đôi mắt biết ơn nhìn chú công an mặt mày dữ tợn đang trong cơn ngái ngủ. Tôi quay sang, bà chị ngồi bên đã tỉnh từ lúc nào nhìn tôi đầy ngạc nhiên pha chút thương xót. Xung quanh những tràng cười châm biếm vẫn không ngừng vọng lên. Chắc hẳn một con điếm như tôi mà ra vẻ đoan trang đài các đã khiến những kẻ ngồi đây giống được xem hài. Kẻ bị tôi cắn có vẻ không chịu nổi sự đả kích và cảm thấy bị mất mặt đã thò hẳn cái đầu trọc lốc kèm khuôn mặt xương xẩu đầy sẹo cất giọng như từ cõi âm:

- Con ranh con! Mày chưa biết thằng Thắng “ba tai” này là ai đâu? Ngồi tận hưởng nốt đi, đến trại tao cho mày giở sống giở chết nghe chưa.

Tôi không buồn đáp mà mím môi thật chặt sau đó nhổ mạnh những giọt máu còn sót trong miệng kèm nước bọt xuống sàn xe.

- Được! Mày khá! Vào đấy tao sẽ tống nhiều thứ có giá trị hơn vào họng mày cho mày nhổ tiếp.

Tiếng chú giám thị vang lên lần nữa kèm chiếc dùi cui đập mạnh vào thành xe giúp cho cái không khí náo động lắng xuống. Tôi ngồi lại ngăn ngắn tựa vào hàng ghế cố làm bản thân bớt bị kích động. Gương mặt có đôi chút lo sợ của tôi làm động lòng bà chị ngồi kế bên:

- Đừng sợ! vào đấy nam nữ ở riêng nó muốn xử mày cũng khó!

Tôi lí nhí như sợ lọt vào tai kẻ vừa đe dọa tôi:

- Chị biết nó a?

- Cũng một chút! Thằng này thuộc dạng tù tội thì chưa đến nhưng cai nghiện bắt buộc thì nhiều. Cũng có tí số má nhưng chưa đủ tầm làm đại ca trong đó đâu. Nhưng mấy thằng như nó thì thù vặt và nhớ dai cố gắng mà biết điều với nó.

Rồi bà chị buông thêm câu cuối trước khi ngoảnh mặt ra ngoài cửa sổ:

- Cô em cũng nên biết điều tí đi, ai động vào mà cũng thế thì không quá 7 ngày sẽ ra ma đấy!

Tôi chỉ biết im lặng gật đầu, vậy là tôi đã tự đặt trên đầu mình một hòn đá tảng lúc nào cũng chực rơi xuống để nghiền nát hy vọng trở lại cuộc sống bình thường. Có lẽ tôi nghĩ mình lăn lộn được ngoài đường để sinh tồn thì mình chả việc gì phải sợ ai chăng? Mình đã qua tay bao nhiêu tên anh chị thì mình đủ tự tin để bật lại chăng? Tự cảm thấy mình đang bước sang một thế giới khác, một xã hội khác mà ở đó những cái tôi trải qua chẳng là cái gì cả.



Tôi miên man trong những toan tính của mình ko để ý tốc độ chiếc xe đang chậm dần, kèm với những chiếc vươn vai của mọi người báo hiệu cuộc hành trình sắp kết thúc. Trước mặt tôi là một tổ hợp các dãy nhà ngăn cách nhau bằng những bức tường nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi rậm rạp. Cánh cửa sắt hoen gỉ màu xanh nhạt là điểm nhấn duy nhất của dãy tường bao cắm thép gai và mảnh sành tua tủa. Đưa mắt sang hai bên đường chỉ thấy những đám hoa dại mọc chi chít, từng đám hoa tranh nhau vươn ra khỏi bụi để đón nắng. Có lẽ đám hoa đấy không hề biết dẫu thế nào chúng chỉ là hoa dại để nếu chẳng may bị ai đó dày xéo lên thì cùng lắm sẽ là câu nói “Hoa dại ấy mà”...

Chiếc xe đã dừng hẳn lại! Tiếng lách cách khô khan của những chiếc còng số 8 khi tháo vang vọng khắp cả xe lẫn với tiếng cười hềnh hệch và những câu chửi thề quen thuộc. Tôi lầm lũi ôm chặt chiếc bọc quần áo vào người bước ra cửa xe theo đoàn người. Đặt chân xuông sân đất nện màu vàng vàng tôi dáo dác bước nhanh theo bà chị ngồi cạnh sợ sẽ bị lọt thỏm trong đám đàn ông đang hau háu nhìn vào thân thể tôi. Cũng may là tôi bà chị và một người con gái nữa trông có vẻ rất phong trần và bất cần với mái tóc tém nhuộm vàng nổi bật trên bộ jeans mài, được gom vào một chỗ riêng để đứng. Khi đã yên tâm tôi lúc này mới phóng tầm mắt ra xung quanh.

Khung cảnh trước mắt đập vào tôi là cả một khu trại nằm lọt thỏm trong một vùng rừng và đồi, chỉ có cây cối xanh mướt xung quanh các bức tường bao. Có cảm tưởng con đường chiếc oto vào trại là con đường duy nhất nối những kẻ bên trong bức tường với thế giới bên ngoài. Ngoài một dãy nhà 3 tầng nhô hẳn lên thì còn lại đều là những khu nhà cấp 4 với bậc tam cấp và ngói đã chuyển hết qua màu đen bởi sự lâu đời của nó. Lác đác trên mặt sân rộng tôi chỉ thấy có vài người với bộ quần áo kẻ sọc đặc trưng đang quét dọn và tưới vài cây bàng mới trồng. Ngoài ra thì tôi thấy có những bức tường chạy dọc phân chia các khu nhà riêng biệt “Chắc dành cho nam và nữ” tôi thầm nghĩ. Tiếng chú công an phụ trách hộ tống chúng tôi vang lên mệt mỏi:

- Tất cả đứng nguyên tại chỗ nghe điểm danh! Ai có tên trong danh sách có thật to và đứng sang 1 bên. Nên nhớ là tôi chỉ đọc một lần không có lần 2, tập trung mà nghe.

Tiếng điểm danh vang lên đều đều giữa buổi trưa nắng gắt, tôi chăm chú nghe cho đến tên tôi rồi bước khẽ sang một bên, và khi đến khi 2 người phụ nữ bước sang đứng cạnh tôi mới biết được tên của hai người. Bà chị tên Oanh còn cô gái trẻ hơn với vẻ mặt lúc nào cũng bất cần tên Trang. Mục điểm danh qua đi rất nhanh ngoài có vài kẻ tên thật ít dùng toàn dùng tên giang hồ lên thắc mắc là không thấy tên mình đâu thì mọi việc đều ổn. Chú công an sau khi cạu cọ mắng chửi những đứa thắc mắc tên tuổi liền chui tọt vào phòng bảo vệ gần đấy bắn thuốc lào trong đôi mắt lim dim rồi gật gà trên ghế chẳng buồn đếm xỉa tới lũ người đang phơi nắng ngoài sân. Tôi len lén nhìn bà chị thắc mắc:

- Sao cứ đứng nắng thế này hả chị? Không làm gì nữa ak

Bà chị chưa kịp đáp lời thì một giọng lạnh tanh sát bên tai vang lên làm tôi sởn da gà:

- Chưa đến giờ giám thị về! Còn chờ bọn nó đi làm “công quả” về đã!

Tôi quay sang người con gái tên Trang cố nặn ra một nụ cười hỏi thêm:

- “Công quả” là sao?

Có lẽ câu hỏi này làm cô gái đó thôi không giữ bộ mặt lạnh lùng thay vào đó là nét mặt nhìn tôi giống 1 kẻ trên trời rơi xuống:

- Sao! Chưa ăn cơm tù với phục hồi nhân phẩm lần nào ak! Đi lao động khổ sai đấy, trồng cây, chăn bò, làm đường, làm thuê, xây nhà, bón phân, chặt củi, cắt cỏ… có hết không thiếu việc gì không làm miễn là ra tiền cho cái trại này và các “cán bộ”.

Tiếng cán bộ được Trang ngân dài một cách châm biếm làm tôi bật cười nhưng cũng không hỏi gì thêm nữa. Vậy là tôi là kẻ ít kinh nghiệm nhất trong 3 người ở đây một thứ kinh nghiệm mà không hẳn ai cũng muốn có nhưng với tôi nó lại rất cần thiết.



Đứng phơi nắng gần nửa tiếng tôi cũng bắt chuyện được nhiều hơn với Trang, hoàn cảnh vào trại cũng chẳng khác gì nhau có điều Trang còn kiêm cả buôn hàng trắng lẽ ra là vào tù nhưng vì nghiện cộng thêm chạy chọt nên được sang đây cai, nếu cai xong sẽ quay về thi hành án. Đang muốn chuyển qua hỏi thêm một số thông tin nữa để làm sao trụ tốt lại ở cái trại này thì cánh cổng phía sau lưng tôi kèn kẹt mở ra. Tôi quay người lại thấy một giám thị nam đầu đội mũ cối đồng phục là bộ quần áo như những chiếc lá xanh chuẩn bị chuyển qua màu ố vàng nghênh ngang đi vào. Phía sau đó là từng đoàn phạm nhân nam trong trang phục chung là quần kẻ sọc dính đầy bùn đất, những gương mặt mồ hôi nhễ nhại và uể oải, đầu tóc đa phần trọc lốc hoặc cắt đinh lầm lũi tiến vào. Nhưng khi nhìn thấy đám người chúng tôi thì không khí chợt náo nhiệt hẳn lên, những tiếng chào hỏi vang lên dành cho đám con trai tiếng huýt sáo trêu chọc thô thiển tất nhiên là dành cho chúng tôi như một nghi thức không thể thiếu. Mọi thứ trở nên bớt ồn ào hơn chút khi những phạm nhân nữ theo sau chị quản giáo về trại, chỉ một vài ánh mắt nhìn vào ba người chúng tôi còn lại mọi người đều vừa đi vừa nói những câu chuyện phiếm xảy ra trong ngày. Vì biết mình sẽ ở chung với số phạm nhân này nên tôi rất tập trung quan sát chứ không cúi gằm mặt như khi đối diện với đám con trai. Không khó để nhận ra trong đám đông một vài người nổi hẳn lên bởi quần áo sạch sẽ và được bâu kín bởi những kẻ xung quanh một cách xu nịnh.

Tôi giật khẽ tay Trang thì thào:

- Này! Đó là những ai vậy! trông rất có quyền thế

- Hừ! trưởng phòng đó liệu mà nhớ mặt đi, vào phòng còn biết mà chào hỏi

Rồi Trang hơi đánh mắt về một phạm nhân nữ khá to béo, gương mặt bị một vết chàm chạy gần nửa mặt kèm với đôi mắt sắc như dao luôn khép hờ nói với tôi một giọng rất e dè:

- Bà đấy là Hằng “bao công” là kẻ có quyền thế nhất ở đây bao năm rồi đấy!

Tôi nhìn lại gương mặt đấy một lần rồi khe khẽ:

- Bao năm là sao! Chẳng nhẽ bà ta không chịu rời đi

- Không phải không chịu rời mà theo tao biết bà này chịu án nặng lắm thấy bảo là chung thân hay 30-40 năm gì đó! Buôn trắng, bảo kê, hành hung, gây thương tích, nhiều tội lắm sang được trại này để cai chắc phải chạy chọt ghê lắm. Nếu ở chung phòng với bà này thì cực kỳ khốn khổ nhất là lính mới, nghe đâu có kẻ chung phòng đã chết vì bà ta rồi đấy!

Giọng Trang vừa nói vừa nhìn về bà ta với một gương mặt có chút gì đó vừa sợ hãi vừa tôn sùng khác hẳn với cái vẻ bất cần mà tôi thấy khi bước xuống xe.

Như để khẳng định cho lời của Trang chị Oanh đứng im lìm từ lúc nãy cũng chen ngang vào:

- Không phải là đồn đâu! Mà là thật đấy, con mụ này quả thực là ác quỷ ở đây tốt nhất là không phải vào chung phòng với nó. Mà nếu có phải ở chung với nó thì tao khuyên chúng mày đừng có phản kháng hay giờ trò gì để nó điên lên.

Chợt tiếng chú công an hộ tống lần nữa lại vang lên:

- Tất cả nghe đây! Giờ tôi sẽ bàn giao các người cho giám thị của trại, mọi phân công sắp xếp phòng sẽ tuân theo cán bộ trại này. Yêu cầu mọi người chấp hành nghiêm chỉnh và cải tạo cho tốt.

Rồi tiếp đến là tiếng quát tháo lùa chúng tôi vào một dãy hàng lang của một dãy nhà trông giống như là nhà làm việc của trại nhiều hơn là một khu giam giữ nào đó. Tại nơi này chúng tôi phải xếp hàng để kiểm tra xem có mang các thứ không được phép theo quy định của trại hay không ngoài ra sẽ nhận đồng phục và chỉ định phòng ở. Chỉ có 3 chúng tôi là nữ nên được ưu tiên làm trước tên tôi được gọi đầu tiên vào phòng.

Khi bước vào căn phòng trống huếch hoác chỉ duy nhất một chiếc bàn 1 một chiếc giường gấp kê 2 góc. Một cán bộ nữ ngồi góc bàn lấy tay vẫy tôi bước vào:

- Trinh phải không?

- Dạ!

- Có phạm tội gì không? Bị bắt lâu chưa

- Dạ không phạm tội! Cai nghiện bắt buộc thôi ạ

- Có người nhà gì không?

- Không ạ!

Tôi cố gắng tỏ ra một cách lễ phép nhất nhằm tạo chút thiện cảm nhưng hình như gương mặt người đối diện tôi được nặn bằng đất sét bởi tôi chẳng thấy chút phản ứng nào trên đó cả ngoài cái trán nhăn lại khi thấy tôi thông báo không hề có người nhà. Giọng người phụ nữ trở nên lơ đễnh

- Đưa đồ đạc và xoay người lại đây tôi kiểm tra!

Màn kiểm tra cũng chẳng kỹ lưỡng như tôi tưởng tượng bởi bà giám thị chỉ nhìn qua người tôi rồi ngó nghiên vào bọc quần áo tôi đặt trên bàn khiến tôi có đôi chút hối hận khi không mang theo nhiều thứ hơn.

- Được rồi! đây là 2 bộ quần áo đồng phục để thay hàng ngày! Nhớ là tất cả các hoạt động ngoài phòng đều phải mặc đồng phục nếu không chúng tôi sẽ xử phạt. Thế muốn vào phòng nào!

Tôi ngớ người bởi câu hỏi của bà giám thị! Chẳng biết trả lời ra sao chỉ ấp úng:

- Dạ phòng nào cũng được ạ! Cháu lần đầu đến

Bà nhìn tôi một lần nữa giọng hơi kỳ quái như muốn nhắc tôi cái gì đó:

- Thật sự là không có mong muốn gì chứ hả?

Tôi cố nghĩ ra trong đầu một câu trả lời nào đó hợp với thái độ của bà giám thị nhưng ko được đành cất tiếng “vâng” ngập ngừng.

Có vẻ như không hài lòng với câu trả lời cuối cùng của tôi, bà ta lặng lẽ chỉ tay tôi ra ngoài đứng chờ để làm nốt cho hai người còn lại. Vì cửa phòng cách bàn làm việc không xa nên khi đến câu hỏi “phòng nào” dành cho 2 người còn lại tôi thấy có một khoảng im lặng tiếp đó là tiếng cười của người được hỏi:

- cô biết cháu muốn ở phòng nào rồi còn gì! Có chút gọi là…!

Hóa ra câu trả lời không nằm ở lời nói mà lại nằm ở hành động, và tôi cũng không biết cái phòng “muốn ở phòng nào” là ra làm sao, nên tôi vẫn cứ lặng lẽ ôm chặt bọc quần áo bước từng bước theo người giám thị dẫn đi về phòng để bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống “tù ngục”….

Lên Đầu Trang



wap đọc truyen tinh yeu hay nhất
  truyen tinh yeu_¤ Admin ¤_U-ON
Liện kết phát triển :
|
wap tai game online|Tai game mien phi|
Mobile Backlink miễn phífree counter Free Automatic Backlink bedava - Free Backlink  - www.v8link.com Text Back Links Exchanges free auto backlink, tao backlink, tao backlink chat luong cao mien phi Backlink Auto: Trao đổi, Miễn phí, Vĩnh Viễn, Tự động & Chất lượng | Tâm Gà
PageRank for 3tau.wap.sh Travel Backlinks free search engine submission
C-STAT