watch sexy videos at nza-vids!
===> 8x40.sextgem.com <===

HOA DẠI
Xuống Cuối Trang

Đã đến giờ đưa em Trinh ra nghĩa trang, các chú đã quyết định đưa chích chòe đi vì không thể để lâu hơn được nữa cho dù Bố Trinh vẫn chưa về. Chú Thành đứng ra trước nhà thay mặt ra đình nói vài câu cảm ơn mọi người và thong báo đã đến giờ đưa chích chòe đi, đi về với đất cát lạnh lẽo tối tăm tron cái quan tài ghép vội bằng những mảnh ván cũ rich. Chiếc hòm bé nhỏ được mấy thanh niên khỏe mạnh chọn từ trước nâng lên vai chuẩn bị cho ra xe. Tiếng mẹ trinh như xé toạc không khí “Không! Đừng mang nó đi! Trả con trai cho tôi! Chích chòe là của tôi! Các người cho tôi đi theo nó với! Chich chòe của mẹ ơi! Con ở lại đi con ơi! Các người cho nó ở lại đi”, phải thêm 2 người nữa mới giữ được mẹ Trinh nơi cửa buồng nhằm tránh việc mẹ Trinh cản trở. Trinh muốn gào thét theo mẹ muốn xông vào đám người kia để dành lại em, dành lại chích chòe nhưng ai đó đã vỗ vai Trinh “Mẹ cháu không được đưa em đi dâu! Chỉ có 2 chị em thôi! 2 dứa cố nén lại đưa em một đoạn đường nhé” Trinh sụt sùi gật đầu rồi cất bước như cái máy đi theo em.

Đám đông tách dần ra để nhường lối, những ánh mắt lạ lẫm của đám trẻ con, xót xa của người lớn nhìn vào đoàn người đang đi dần ra chiếc xe tang đang chờ sẵn ngoài cổng. Bỗng có những tiếng xôn xao, rồi đám người ngoài cổng dạt ra với tốc độ nhanh hơn đám đông tách đường cho chị em Trinh. Tiếng lao xao vọng lên làm đoàn người đưa linh cữu dừng bước “Bố nó về rồi đây này!” “May mà vẫn kịp”, “Khổ quá”… Vành tai trinh động đậy và đôi mắt sang lên hướng về đám người dang dãn ra đấy, bố về rồi vậy là trinh đã có bờ vai để dựa, có giọng nói khàn khàn ấm áp an ủi, có đôi bàn tay chai sạn vuốt ve để dịu đi cơn đau, Trinh như được tiếp thêm luồn sinh khí mới xiết chặt lấy đôi bàn tay của Ngọc cũng đang hướng về đám đông với mục đích như Trinh. Một dáng người lênh khênh bước những bước xiêu vẹo hiện ra, cả người bố Trinh nước biển nhỏ tong tong từng giọt, chắc hẳn bố Trinh đã không chờ đến khi con tàu cập bến mà lao mình bơi thẳng vào bờ mặc cho những con sóng dữ quật liên tục vào người.

Đôi mắt bố Trinh đỏ hoe nhìn thẳng vào chiếc quan tài chậm rãi gằn từng tiếng “Bỏ xuống”. Chú Thành tiến vội ra đỡ bố Trinh:

- Anh về rồi ah! Vào thắp nén nhang rồi đi tiễn cháu luôn anh ah!

Nhưng bố trinh không để y đến người em ruột của mình:

- Tao bảo bỏ xuống

Tiếng bố Trinh lạnh lung hơn làm chú Thành và ngay cả Trinh cũng hoảng sợ:

- Anh cứ bình tĩnh đi! Dù sao cháu cũng đi rồi anh ạ!

Nhưng bố Trinh chẳng nói thêm nữa cánh tay khẳng khiu vung mạnh lên gạt chú sang một bên làm chú Thành lảo dảo rồi ngã xuống sân. Nhanh như chớp bố Trinh đã giật được chiếc quan tài của chích chòe, đôi bàn tay gân guốc như muốn nhổ từng chiếc đinh đã đóng chặt vào ván. Đám thanh niên sau phút ngỡ ngàng khi bị giật quan tài vội vã lao vào chặn bố Trinh lại. Trinh cũng lao đến bên bố ôm chặt bố khóc nức nở

- Bố ơi! Bố đừng làm thế mà! Bố làm thế Chích chòe không đi dược

Bố Trinh nhìn Trinh nhìn cái áo quan trong tay rồi như tỉnh ra bố Trinh nhỏ nhẹ với mọi người:

- Tôi hoàn toàn bình tĩnh! Chú mở cho tôi nhìn cháu lần cuối

Chú Thành sau một lúc đắn đo rồi cũng đưa chiếc quan tài vào lại trong nhà mở ra để bố Trinh ngắm lần cuối.



Ánh mắt của người cha nhìn đứa con trai duy nhất thê lương xót xa, tiếng khóc không bật ra được bởi nỗi đau câm lặng chỉ có nhữn dòng nước mắt nhỏ theo từng giọt nước biển vẫn còn bám nơi tay áo rơi lần lượt vào chiếc quan tài. Rồi bố đứng dậy đi đến bàn học cẩn thận nâng chiếc cặp mà hàng sang chích chòe vẫn khoác lên người chạy khắp nhà làm ngôi nhà đơn sơ rộ lên tiếng cười vui vẻ. Lau thật kỹ từng đường may, từng chiếc quai đeo bố chậm rãi quay lại bên Chích chòe cẩn thận đặt nó vào trong áo quan đôi môi mấp máy “Con vẫn phải học con nhé! Đừng dừng lại Mạnh Dũng của bố” và bố khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc bên em, bên chích chòe của bố…


Đám tang kết thúc, ngôi làng bé nhỏ trở vè với vòng quay cuộc sống bình thường. Biển vẫn đầy tôm cá, người thì vẫn phải sống phải tồn tại và đàn ông lại ra biển đàn bà lại chạy chợ đan lưới, làm muối. Nhưng căn nhà bé nhỏ của Trinh thì không bình thường được nữa, tiếng cười đùa nói chuyện đã theo chích chòe nằm sâu dưới lòng đất. Mọi người dường như đang sống như những bóng ma ngay trong chính nhà mình. Trinh và Ngọc lặng lẽ đi học về nhà nấu cơm giặt rũ rồi ru rú bên bàn học. Mẹ Trinh sau những ngày tháng đau buồn vật vã cũng cất bước ra chợ để duy trì sức sống cho cái gia đình bé nhỏ này. Chỉ có bố Trinh đã thành con người khác, bố không đánh cá, không câu đêm, không kéo lưới không buồn lau cả cái khung kính tràn ngập những tấm bằng khen nữa. Bố chỉ có rượu và thuốc bữa ăn đến chỉ qua loa chén cơm rồi câm lặng nhìn vào chiếc bát đôi đũa nằm im lìm ở 1 góc mâm dành riêng cho Chích Chòe và đổ những chén rượu trắng vào cái cổ gân guốc.

Không ai khuyên bảo được bố cả, bố cả ngày say sưa bên chai rượu lúc đầy rồi lúc vơi. Mà khuyên bảo vào lúc nào bây giờ khi Trinh nửa buổi đi học nửa buổi phải chạy chợ với mẹ để còn duy trì được cái việc học. Mẹ Trinh sau bau lần mắng mỏ chì chiết với Bố không ăn thua cũng đã để mặc cho bố vật vờ như cái bóng trong làng. Rồi thì sự im lặng của mẹ cũng đến mức giới hạn khi những món nợ bắt đầu tìm đến nhà, nợ tiền hàng, nợ tiền đóng tàu từ những ngày trước… khiến mẹ Trinh như phát rồ.

Vào một buổi sau bữa cơm trưa, Ngọc rửa bát ngòai sân, Trinh tranh thủ ôn lại bài chiều còn đi học, bố ngồi nốc nốt những giọt rượu cuối cùng trong chai. Mẹ Trinh lên giọng đay nghiến:

- Ông uống cho lắm vào! Giờ trăm thứ tiền người ta đòi kia kìa! Ông không làm thì lấy gì mà trả cho người ta bây giờ! Hay là ông muốn bán nhà mà đi biệt xứ.

Bố im lặng tiếp tục rót thêm một ly để nhâm nhi khiến mẹ càng tức tối hơn gào lên

- Ông thế này thì còn làm chồng tôi làm gì! Sao ông không biến đi để tôi không phải nuôi không ông! Sao tôi cứ phải cố làm để trả tiền rượu cho ông! Để nuôi 2 cái đứa lúc nào cũng chỉ nghĩ đến học với hành thế này!

Không nói gì bố xách chai rượu ra khỏi cửa hướng về cái cổng sắt hoen gỉ. Mẹ Trinh dường như đã không thể chịu nổi dậm chân dậm tay nhìn theo bố, rồi dường như không biết phát tác với ai mẹ Trinh lao vào bàn học đẩy Trinh ngã dúi vào tường

- Còn cái con có học mà không có khôn này nữa! Từ nay mày ở nhà đi bán rau mà kiếm tiền bỏ mồm tao không nuôi không chúng mày nữa đâu! Cả thằng bố mày nữa, kéo nhau đi mà tự kiếm sống.

Chưa hả giận mẹ Trinh lôi cái khung kính đầy bằng khen treo trên tường ném thẳng ra ngòai sân:

- Này thì học, này thì bằng khen, tiền thì đéo có mà cứ thich lên mặt với đời

Trinh hoảng sợ nhìn mẹ, có tíếng kính vỡ vụn ngoài sân làm Trinh đứt từng khúc ruột. Sau tiếng vỡ loảng xoảng ấy Bố Trinh hiện ngay ra cửa ra vào nhìn vào mẹ trầm giọng quát:

- Nhặt ngay vào!

Mẹ Trinh dường như làm được bố Trinh mở lời hả hê lắm:

- Nhặt làm gì! Cái đấy không bán được ra tiền đâu! Chả đáng một xu! Ông thử cầm đi xem có đổi được 1 chén rượu ông vẫn uống không! Cái loại nghèo còn sĩ

Bố không nói đập mạnh chai rượu xuống nền làm Trinh hoảng hốt co mạnh người vào góc tường hơn. Còn mẹ Trinh thì mai mỉa:

- Sao thế? Không làm được gì giờ về dọa vợ đánh con ah! Giỏi giang ra xem chồng người ta kiếm tiền nuôi vợ con kìa! Đừng có mà ra oai với tôi! Cái loại đàn ông không ra đàn ông

Bóng bố tiến nhanh vào bên mẹ đưa bàn tay chai sạn lên tát thật mạnh “Bốp”, mẹ Trinh bị cái tát thật lực của bố nên mất thăng bằng ngã vào cái bàn học. Sau phút ngỡ ngàng vì bị đánh mẹ Trinh tru tréo gào thét:

- Ôi zời ơi! Giờ chúng nó đàn áp tôi, nó giết tôi, tôi nuôi chúng nó mà chúng nó định giết tôi làng nước ơi. Sao mày không giết tao luôn đi để tao theo con tao, giết ngay đi…

Sự ân hận hiện rõ trên mặt bố, bờ môi nứt nẻ mấp máy muốn nói gì đó với mẹ nhưng không lên lời, rồi không chịu nổi những lời đay nghiến ngày một tăng cấp bố Trinh ra khỏi nhà để lại tiếng gào thét của mẹ.

Từ ngày hôm ấy! Mẹ chẳng bao giờ quan tâm đến bố nữa, cơm không thèm ngồi chung mâm, ngủ thì sang nằm với 2 chị e Trinh. Căn nhà vốn đã vắng tiếng người giờ lại bao trùm bởi bầu không khí thù địch khiến Trinh cảm thấy ngột ngạt và khó thở.

Nếu cứ thế thì bố mẹ Trinh chắc chẳng bao giờ nói chuyện với nhau nữa cả nhưng rồi mẹ Trinh không chạy chợ nữa. Mẹ xin được một chân phụ bếp ở một nhà hàng hải sản trước vẫn lấy đồ từ tàu của bố Trinh. Công việc mới của mẹ đỡ vất vả mà không phải dậy sớm, ngòai tiền lương hàng tháng khá tốt mẹ còn mang về được rất nhiều đồ ăn thừa mà với Trinh và Ngọc nó chẳng khác gì nem công chả phượng. Không phải dậy sớm chạy chợ, không phải vật lộn với từng rổ hải sản tanh ngòm, được ăn uống đày đủ mẹ Trinh thay da đổi thịt nhanh chóng, vẻ đẹp của hoa hậu làng chài ngày nào trở lại bên mẹ. Mẹ Trinh có da có thịt hơn, trắng hơn, trở nên mặn mà khiến những người quen cũng phải ngạc nhiên. Và cùng với vẻ đẹp đang trở lại ấy mẹ Trinh được làm bếp trưởng phụ trách việc mua thức ăn cho nhà hàng khiến các tàu bè trong làng luôn xun xoe nịnh nọt để mẹ lấy hàng với giá hời từ tàu họ. Tất nhiên là cái gì cũng có giá của nó, để được mẹ đồng ‎y’ lấy hàng họ cũng lót tay cho mẹ.

Tiền kiếm được khiến ngôi nhà khang trang hơn, chiếc tivi đen trắng đã được đổi thành tivi màu, những bức tưởng xỉn màu vôi ve lại trông đẹp hơn, bộ bàn ghế ọp ẹp thay bằng bộ salon êm ái. Trinh và ngọc được mẹ mua nhiều đồ cho hơn, chỉ có bố là mẹ mặc kệ chỉ thi thoảng đưa tiền để trinh ra đầu ngõ thanh toán tiền rượu hoặc tiền bố vay mượn ai đấy. Mẹ cũng không quên sắm quần áo là lượt cho mình, vẻ đẹp đang dần hồi sinh lại thêm quần áo lượt là càng khiến mẹ Trinh nổi bật ở cái làng chài bé nhỏ này. Nhừng lời xuyt xoa ngưỡng mộ bay về nhà khiến Trinh cũng thấy tự hào khi có mẹ giỏi giang như thế, nhưng rồi Trinh còn được nghe cả những lời đàm tiếu của họ về quan hệ của mẹ với ông chủ nhà hàng góa vợ. Ban đầu Trinh không tin nhưng rồi ngay cả các chú thím cũng qua nhà cảnh báo với Trinh và bố khiến Trinh cũng ngờ ngợ. Trinh bắt đầu chú ‎y’ đến mẹ hơn, thấy mẹ đi làm nhiều khi đi guốc cao gót xịt nước hoa thơm nức, đeo trang sức thì Trinh không nghĩ là mẹ làm bếp trưởng được. Chưa kể có đêm mẹ Trinh về muộn sực nức mùi rượu tây làm Trinh phải nép mình thật sâu vào góc giường với em gái.

Không chỉ có Trinh nhận ra những điểm đáng ngờ ấy mà bố Trinh người đàn ông đã trải qua khôgn biết bao thứ cũng ngấm ngầm nhận ra. Bố không thèm lầm lì quan sát qua những chén rượu nữa, bố đá thúng đụng nia gắt gỏng chửi bới mẹ nhiều hơn. Mẹ Trinh cũng chỉ cười nhạt rồi lại diện đồ bước ra khỏi nhà để mặc bố con Trinh ngơ ngác nhìn theo. Không chịu nổi bố Trinh đuổi theo kéo xềnh xệch mẹ vào nhà mặc cho mẹ cào cấu chửi rủa. Thả tay lẳng mẹ vào bộ salon bố gào lên:

- Còn muốn ra ngoài làm đĩ để người ta chửi vào mặt bố con tôi ah! Bà tưởng bố con tôi cần những cái thứ phù phiếm mang về bằng cái thân thể bà ah?

Mẹ chỉnh lại chiếc váy vừa bị xộc xệch ngồi dậy cười nhạt:

- Thế ông nhìn lại cái thân ông chưa! Ông làm gì cho ra cái nhà này chưa! Hay mình con đĩ này nuôi cả cái nhà này! Ông giỏi thì đi kiếm tiền xem nào, ngồi nhà ôm chai rượu thì để con này kiếm về cho.

Bố tát mẹ và chẳng có tí nào hối hận trên gương mặt xương xẩu ấy, nỗi thống khổ hiện rõ ra trong đôi mắt bố:

- Được từ nay bà ở nhà! Tôi cấm bà ra khỏi nhà để tôi kiếm tiền cho bà ăn diện! Đừng có bôi tro trát trấu vào cái họ này

Mẹ xoa tay vào mặt để dịu đi cái tát của bố, nước mắt bắt đầu rơm rớm:

- Nói thì hay lắm! Ông đi kiếm đi! Từ bây giờ tôi sẽ ở nhà để vểnh mắt xem ông nuôi cái nhà này như nào!

Bố Trinh không nói nữa lẳng lặng thu xếp đồ đạc chuẩn bị những đồ đạc vốn đã nằm rất lâu trong góc nhà phủ đầy màng nhện chuẩn bị cho một chuyến ra khơi. Trinh lao vào níu vội tay bố:

- Đừng đi bố ơi! Mùa này đang mùa bão mà! Bố để qua mùa bão hãy đi

Bố không nói gì vẫn cứ nín thinh gói gém đồ đạc làm trinh hoảng sợ nhìn qua mẹ:

- Mẹ! Mẹ ngăn bố lại đi! Đừng để bố đi

Mẹ không buồn nhìn sang lạnh nhạt:

- Cứ để bố mày đi! Uống rượu mãi không sao thì ăn nhằm gì mấy cơn bão! Mà mùa bão hải sản mới được giá! Mới có tiền mà nuôi cái nhà này

Và bố lên tàu chỉ với 2 đứa con gái bé nhỏ đứng bến trong sóng biển đập từng đợt vào thành tàu đưa tiễn. Bố xoa lên tóc hai đứa cất giọng trầm ấm:

- Đừg buồn nữa! Bố sẽ trở về! Gia đình mình sẽ lại như xưa bố hứa đấy! Bố sẽ không buông xuôi nữa! Các con cùng giúp sức với bố bằng việc cố gắng học nhé!

Con tàu rời đi mang theo sự lo lắng của Trinh, Trinh sợ sẽ không gặp lại bố nữa, trinh sợ những nấm mồ tượng trưng, sợ những cơn bão tố có thể đến bất cứ lúc nào. Những ngày bố đi Trinh túc trực bên chiéc đài phát thanh và ti vi để đón tin về những cơn bão. Nhưng Trinh đã nhầm, trời yên biển lặng, bão đã không xuất hiện cho đến khi con tàu của bố dần cập bến dù nó về sớm hơn thường lệ……

Con tàu đánh cá quen thuộc từ từ tiến vào bến, tiếng cót két khi nó đánh bánh lái để tiến sát vào bờ khiến Trinh rợn người. Ngước mắt nhìn lên boong Trinh không thấy cái bóng dáng thân thương của bố đâu cả chỉ thấy từng người từng người trên tàu hướng về Trinh với khuôn mặt ảm đạm vô cảm làm đôi bàn tay đang đưa lên vẫy tàu phải buông thong xuống. Tàu cập bến, chẳng ai đi xuống cho dù Trinh và đám người ở dưới đã nhao nhao chuẩn bị lên boong xếp cá. Chú Long quét tia nhìn lạnh lẽo xuống từng khuôn mặt háo hức lên boong trầm giọng:

- Chuyến này không có cá đâu! Mọi người tản ra xem nào!

Mặc những tiếng xôn xao đang rộ lên bởi câu nói của mình chú Long âu yếm quay sang Trinh nhỏ nhẹ:

- Trinh! Lên đây với chú!

Bước từng bước trên cái miếng ván bắc vội từ thành tàu vào bờ đá, Trinh bước thoăn thoắt lên boong tàu dù miếng ván không ít lần tròng trành bởi con sóng biển xô vào thân tàu bắn lên những bọt trắng xóa. Boong tàu hôm nay sạch sẽ lạ thường, chẳng có đám dây thừng vứt bừa bãi, chẳng vảy cá trắng tinh, ngay cả những chiếc lưới cũng được nằm gọn gẽ phía đuôi tàu. Trinh ngơ ngác đảo mắt vào phòng lái tìm bố thì chú Long đã đến bên cạnh vuốt lên mái tóc chưa kịp chải vì vội vàng ra đón bố:

- Mẹ đâu cháu?

Trinh im lặng nhìn chú rồi lắc cái đầu:

- Mẹ cháu bảo bố cháu bắt ở nhà nên nhất quyết không ra khỏi nhà đâu ạ!

Chú Long quay sang chú Thắng đứng gần đấy như hội ‎y’ rồi gật nhẹ với nhau một cái. Sau đó chú hít vào một hơi thật dài dù không khí của biển hôm nay vô cùng trong lành. Ngồi xuống trươc mặt Trinh, đôi bàn tay rắn chắc của chú ôm nắm chặt vào hai bả vai Trinh nghiêm giọng:

- Cháu phải hết sức bình tĩnh nhé! Bố cháu…

Trinh không chờ chú nói hết mà ngắt lời:

- Bố cháu ốm hả chú! Sao cháu không thấy bố đâu

Chú Long mím chặt bờ môi, đôi mắt đỏ hoe, những chiếc răng xỉn vàng cắn chặt vào nhau bật từng tiếng ngắt quãng nhưng với Trinh nó chẳng khác nào sét đánh:

- Bố cháu.. mâ..t rồ..i Trinh ơi! Chá..u và..o đó..n bố về đi!

Tai Trinh ù đi, lắp bắp:

- Chú.. nó..i gì c..ơ ạ!

Chú Long không nói nữa chú gục mặt xuống để tránh cái nhìn của Trinh bàn tay run run chỉ vào khoang nghỉ giữa tàu.

- Chá..u và..o..

Trinh chẳng chờ được đến hết câu nói, lao vào khoang nghỉ như một cơn lốc, mùi tanh nồng của cá quen thuộc không làm tan đi cái mùi của tử thi xộc vào mũi. Nơi góc khoang Bố Trinh nằm yên bất động đôi bàn tay đặt hờ lên ngực cứng nhắc, cánh mũi thẳng đơ không phầp phồng, đôi gò má gầy gò bữa nào giờ phồng lên vì bị chương, gương mặt đen đúa giờ trắng bệch khiến Trinh bất động. Đôi môi run rẩy nhìn người bố thân yêu ngày nào định cất tiếng gọi nhưng đầu óc Trinh quay cuồng, bàn chân Trinh run rẩy, đôi mắt hoa lên và cả người Trinh đổ sập xuống. Cái thân thể bé nhỏ của Trinh dường như không đứng vững trước sự mất mát này.

Tỉnh dậy trong tiếng khóc, tiếng quát tháo om sòm, tiếng xỉ vả cãi cọ. Trinh hé dần đôi mắt nhìn ra. Ngọc đội khăn tang ôm lấy cái quan tài gào thét “bố ơi! Sao bố bỏ con đi thế này!”, mẹ đứng bên quan tài đôi mắt vô cảm nhìn ra cửa để mặc các cô các chú đay nghiến trong nước mắt:

- Tại cái con đĩ này! Mà anh phải chết anh ơi! Nó có thèm nhỏ giọt nước mắt nào đâu cho anh tôi đâu!

- Anh ơi là anh! Sao anh lại vì nó ra khơi để rồi phải trúng gió ngã xuống biển thế anh ơi.

Và cô út dường như ko chịu nôi lao vào mẹ Trinh cào cấu:

- Chính mày! Mày giết anh tao, mày biết anh tao yếu như thế chỉ vì suốt ngày rượu từ những đồng tiền nhơ bẩn của mày, mà mày còn ép anh tao phải ra khơi ah. Giờ anh tao chết thảm mày đền mạng cho anh tao.

Các chú phải xúm vào kéo cô út vào tận buồng trong mới giúp mẹ Trinh có thể đứng cúi đầu bên linh cữu bố. Trinh cấu mạnh vào tay mình, cố nhắm mắt lại và tự nhủ ‘có lẽ đây là giấc mơ! Mình phải mau tỉnh để còn đi đón bố” nhưng cái cảm giác đau từ chỗ véo vào làm Trinh biết nó không phải giấc mơ. Chiếc khăn tang ai đó đeo cho Trinh buông thong xuống cổ làm Trinh trở về với thực tế. Lao cái hộp gỗ tạo bở những miếng ván Trinh ôm chặt lấy gào nức nở:

- Bố ơi! Bố đi rồi! chích chòe đi rồi! sao không mang con theo! Bố ơi giờ con biết sống thế nào! Ai động viên con học nữa! Sao bố nỡ để lại đứa con gái của bố.

Rồi Trinh lại ngất đi, nhưng cứ tỉnh là Trinh lại lao vào chiếc quan tài của bố mà khóc, đôi chân tê dại không cản được đoi bàn tay Trinh bám xuống nền nhà lết từng đoạn về áo quan bố mà khóc. Đôi bàn tay bé nhỏ cố níu vào miếng ván lạnh lẽo để kéo bố lại. Trong cơn mơ màng bởi mệt mỏi và đau đớn Trinh thấy gió biển từng cơn nhè nhàng lướt qua người như vỗ về, tiếng sóng ì ào đâu đó vọng đến tai Trinh như muốn an ủi. Nó khiến Trinh như chiếc đèn sắp cạn dầu vụt sáng “Phải rồi! Chính biển! Chính những cơn sóng, những ngọn gió đã đánh cắp hạnh phúc của gia đình Trinh! Lấy đi chích chòe bé bỏng! Cướp đi người bố thân yêu” Trinh hận biển và Trinh muốn rời xa khỏi biển, tránh xa nó càng xa càng tốt….

Thêm một lần nữa dân xóm chài lại tụ tập ngòai nhà Trinh để chia buồn, để thắp cho bố Trinh nén nhang và đưa tiễn người con của biển về với cát bụi, có tiếng chép miệng đầy ai óan “Sao cái nhà này khổ thế! Hơn một năm thôi mà cả cha và con trai duy nhất kéo nhau rời cuộc sống”. Tiếng kèn tiếng trống thê lương vọng ra liên hồi khiến ai cũng thương cảm ngậm ngùi. Đoàn người nối đuôi nhau mang theo tiếng nức nở hờn trách, tiếng khóc thảm thương, tiềng kèn trống ai óan. Ngôi làng bé nhỏ trở lên yên tĩnh lạ thường khi đòan đưa tiễn khuất bóng. Gió vẫn thồi vào những hàng phi lao, sóng vẫn rì rào vô tri giác xô bờ cát ngòai xa, thiên nhiên vẫn là chính nó vẫn lạnh lùng và đôi khi rất tàn nhẫn.

Mặt trời mùa hè bắn những tia nắng chói chang và phả hơi nóng như thiêu như đốt xuống sân trường trong tiếng ve kêu râm ran. Bóng râm của vài cây phượng đỏ ối lác đác quanh sân không giúp được gì cho đám đông học sinh đang chen chúc xô đẩy cố lần mò tên mình trên cái bảng đen dán chi chit giấy thông bao điểm thi vào cấp 3. Mặc chiếc áo trắng chuyển qua màu cháo lòng từ lâu lắm rồi bởi thời gian Trinh đưa bàn tay khẳng khiu đen nhẻm lên mặt quẹt những giọt mồ hôi đua nhau lăn dài trên gương mặt mặt cũng đen chả kém, rướn cái dáng dong dỏng cao nhìn vào phía trong tìm tên nhưng hàng người phía trên xô đẩy khiếp quá nên Trinh không tài nào đứng yên mà ngó được. Vật lộn mãi rồi cũng lách được đám đông để áp sát cái bảng đen dán điểm ấy, Trinh căng đôi mắt cay xè bởi mồ hôi chảy vào nhìn theo đầu ngón tay run run dò tên mình, từng cái tên Phạm Ngọc Trinh hiện ra làm toàn thân Trinh run rẩy, tim trinh đập từng tiếng thình thịch rõ ràng.

Cái tên đầu trượt nhưng ngày sinh không phải làm Trinh thở hắt ra một hơi nhẹ nhõm rồi lại dò tiếp tên thứ hai 18 điểm cho 2 môn Tóan 10 văn 8, ngày sinh trùng khớp. Trinh muốn nhảy lên reo hò như bao nhiêu đứa khác đỗ vào cái trường chuyên này nhưng Trinh kịp dừng lại. Lách mình ra khỏi đám đông Trinh thở một hơi thật dài đưa tay buộc lại mái tóc xơ xác rối bời Trinh sung sướng nhảy cẫng lên tự reo trong lòng “Mình đỗ rồi! Mình vào trường chuyên rồi! Bố ơi con đã đỗ rồi” nghĩ đến đấy Trinh co giò chạy thục mạng về phía nhà gửi xe, lấy xe đạp một mạch về nhà Trinh muốn đến bên bàn thờ bố để bao công này.

Hớn hở dựng xe trước cổng đưa bàn tay đầy vết chai của mình tháo sợi xích sắt cuốn quanh cánh cổng hoen gỉ tróc sơn gần hết Trinh định bụng vào sân sẽ gào thật to cho mẹ và Ngọc biết rằng mình đã đỗ, đỗ với số điểm rất cao vào cái trường nhất nhì huyện này. Để hàng xóm nghe thấy mà biết rằng dân làng chài không phải kẻ nào cũng ít học, suốt ngày chỉ biết đến mớ tôm con cá. Chợt đôi bàn tay Trinh phải dừng lại vì có tiếng tranh cãi trong nhà vọng ra, ngừng mọi họat động hướng đôi tai về phía căn nhà cấp 4 quen thuộc Trinh nhận ra từng giọng người:

- Giọng của chú ruột: Nhà này bố(ông nội) chưa sang tên anh cả, bây giờ chích chòe xấu số, anh không may mà chết thảm bởi cái thói đĩ điếm của mày(mẹ Trinh) nên giờ họ nhà tao lấy lại.

- Giọng của cô thứ: Hết ngày giỗ đầu anh tao mày biến ngay lên cái nhà hàng cao đẹp kia thoải mái mà đàn đúm chứ đừng lởn vởn ở cái nhà này cho vấy bẩn vong hồn anh tao. Nhà này không phải của mày, đất này không có chỗ cho đứa như mày

- Giọng mẹ gào lên: chúng mày lấy quyền gì đuổi tao ra khỏi nhà này, tao vẫn là vợ của chồng tao, còn hai đứa Trinh và Ngọc nữa chẳng lẽ chúng mày cũng không coi chúng nó là con dòng họ chúng mày ah. Anh chúng mày chưa kịp giỗ đầu mà chúng mày đã xâu xé mẹ con tao thế này hả. Chúng mày ác thế!

- Tiếng cô út the thé át lời: Mày câm miện lại đi đừng có già mồm ăn vạ, làm đĩ thì đi chỗ khác mà làm. Hai đứa sẽ ở đây, cái Trinh thì mai mối bên nhà ông Hùng đầu xóm sang năm sẽ gả chồng, còn cái Ngọc sẽ ở với tao tại căn nhà này, tao sẽ nuôi nó.

- Tiếng những người khác nhao nhao phản đối: Không được, Ngọc sẽ ở với anh(với chị) mày là út đừng có mà chuyên quyền anh(chị)…

Thu đôi bàn tay khẳng khiu khỏi cánh cổng, Trinh vô cảm đưa đôi mắt mọng nước chực trào ra nhìn vào phía trong. Tự tưởng tượng ra các cô các chú xúm xít quanh mẹ đay nghiến tranh dành ngôi nhà mặc dù trên đầu những thân thiết của Trinh là bàn thờ bố. Không chịu nổi thêm Trinh nhảy lên chiếc xe đạp nữ ọp ẹp phóng vọt đi trong cái nắng chang chang. Trinh muốn đạp ra biển ngồi để mặc mọi người nhưng Trinh ghét biển ghét những con sóng ngọn gió nên đổi hướng đạp về nghĩa trang nơi bố và Chích chòe nằm sâu dưới lòng đất mát rượi. Dốc sạch túi Trinh mua một bó hương nhỏ một bao diêm rồi dắt chiếc xe dọc theo con đường mòn tiến sâu vào nghĩa trang. Áo trinh ướt đẫm mồ hôi bởi ánh nắng như lửa đốt nhưng Trinh vẫn cảm nhận được không khí lạnh lẽo cô quạnh từ những nấm mồ trắng toát dọc hai bên đường phả ra.

Mộ chích chòe chỉ là cái ụn đất đắp nhô cao phía sâu bên trong nơi có hàng cây phi lao tỏa bóng râm xuống che cho em Trinh khỏi cái nắng. Trinh sụt sùi thắp vài nén nhang cắm lên mộ em và mấy ngôi mộ xung quanh, quỳ xuống bên mộ em Trinh nức nở, Trinh thương em quá, “giá mà em còn sống giờ này chắc gia đình mình vui vẻ lắm em biêt không chích chòe của chị, nếu chị không lơ đãng trông em hẳn giờ em đã có bao nhiêu bạn bè ở mái ngói sân trường, giá như…” Trinh không nói được nữa chỉ còn tiếng nấc cụt thoát ra liên tục từ cái miệng mếu máo và đôi mắt dàn dụa. Vái lậy mộ em Trinh bước thật nhanh khỏi chỗ em nằm, bước chân bắt đầu xiêu vẹo bởi đói, mệt, xúc động tìm đến nơi người bố thân yêu nằm yên dưới ba tấc đất.

Cái ụn đất nơi bố nằm hiện ra trước mắt khiến Trinh bình tâm lại, quẹt tay lau thật sạch những giọt nước mắt, hít thở thật sâu để những cơn nấc kìm lại. Trinh muốn bố thấy mình thật vững vàng rắn rỏi, để bố thấy bố không uổng công dạy dỗ tin tưởng vào Trinh những ngày bố còn sống. Thắp những nén nhang trong khi mồ hôi tua túa rơi lên mộ bố, Trinh nâng niu từng nén cắm lên mộ. Quỳ trước bố với đôi mắt ánh lên niềm vui Trinh thầm khấn “Bố ơi! Con đã vào được trường chuyên rồi! Con đã không phụ lòng tin của bố bố ạ! Con sẽ cho bố xem điểm của con bây giờ bố nhé”, lấy tờ giấy ôly trắng được gấp nếp cẩn thận mở ra, điểm từng môn đã được Trinh nắn nót ghi vào khi xem điểm hiện ra. Cẩn thận nhìn lại một lần nữa Trinh đưa đôi bàn tay nhớp nháp mồ hôi vuốt cho thật phẳng rồi lấy bao diêm ra. Cúi đầu vài một lần nữa Trinh quẹt que diêm, mùi diêm sinh xộc lên mũi và ánh lửa đỏ hiện lên trong cái nắng hè chói chang, nhẹ nhàng đưa tờ giấy vào ngọn lửa Trinh chợt nhớ đến câu chuyện “Cô bé bán diêm” năm nào vẫn đọc cho chích chòe và Trinh như thấy bố đang mỉm cười với mình khi xem điểm thi, đôi mắt sáng ngời và nụ cười hạnh phúc nở trên gương mặt xương xẩu như hiện ra trước mặt Trinh trong ánh lửa của que diêm . Trinh nhìn bố thầm nói “Bố ơi! Con sẽ không chịu lấy chồng sớm! Con sẽ học để vào học đại học! Con sẽ cho bố xem nhiều thứ nữa qua những que diêm con bật! Bố hãy chờ bố nhé! Con sẽ không từ bỏ đâu”.

Rời khỏi nghĩa trang với khuôn mặt đỏ gay vì nắng nhưng Trinh chẳng màng đến, Trinh quyết phải cho bố thêm nhiều niềm vui nữa dù bố đã nằm sâu dưới lòng đất lạnh.

- Chúng mày chọn đi! Hoặc là theo tao ở cùng với chú Tuấn(bồ của mẹ) hoặc là ở lại cái nhà này mà chờ ngày lấy chồng. Mà tao báo trước chúng mày chọn ở lại thì đừng bao giờ tìm đến tao.

Tiếng mẹ Trinh lạnh tanh nhưng rành rọt từng từ làm không khí căn nhà sau bữa tối trở nên ngột ngạt dù gió biển vẫn lồng lộng thổi vào. Ngọc cắn môi đắn đo nhìn sang như trông chờ vào quyết định của chị. Lẽ ra Ngọc chẳng phải đắn đo thế này đâu, nó sẽ hét ngay vào mặt mẹ không chút lưỡng lự nào là nó không đời nào đi theo mẹ cả, có đánh chết cũng thế thôi. Chỉ bởi vì Trinh đã kể cho em gái mình về cái buổi trưa nay khi những người ruột thịt của hai chị em tranh dành nhau ngôi nhà và sẽ đẩy những đứa cháu mình đi lấy chồng như bán mớ rau con cá, Thế nên Trinh chỉ nhìn lại em ra dấu cho nó im lặng rồi quay sang nhìn mẹ:

- Mẹ định lấy chú ấy khi còn chưa mãn tang bố sao?

Mẹ Trinh nhìn sang ánh mắt có chút gì bối rối:

- Không! Tao không lấy thêm chồng nữa đâu mà chúng mày lo! Đời tao một chồng đã đủ khốn khổ rồi!

- Nếu chúng con theo mẹ thì sẽ như nào! Mẹ tính sao với hai đứa chúng con

Giọng Trinh chua chát mặc cả với mẹ ruột mình

- Chúng mày yên tâm! Nhà chú Tuấn cũng chỉ có mình chú ấy! Hòan cảnh không đến nỗi nào, chúng mày vẫn được học hành đầy đủ, có phòng riêng.

Ngưng lại một lúc mẹ Trinh đe nẹt:

- Nhưng chúng mày đừng nghĩ là lên đấy để ăn và chơi, hàng ngày còn phải ra cửa hàng ăn mà phụ giúp bán hàng và bưng bê. Đừng nghĩ là tao nuôi không chúng mày, ai cũng phải làm hết.

---------------------------------
Bạn đang đọc truyện tại wapsite wapgamejava.wap.sh. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ.
wapgamejava.wap.sh - Thế giới đích thực trên di động.
---------------------------------

Trinh im lặng không hỏi gì thêm nữa, cái đầu óc hẵng còn non nớt của Trinh bắt đầu tính tóan. “Mình không thể ở lại đây chờ lấy chồng được! Mình còn phải học, Ngọc cũng thế! Đời nào các bà cô ông chú chịu nuôi không công hai đứa chờ đến ngày 2 chị em học hành nên người. Họ chỉ chực tống mình và em ra khỏi cai nhà này càng sớm càng tốt. Mình sẽ không bao giờ phải nhìn thấy biển nữa, mình sẽ được học tốt hơn, mình sẽ vào đại học”. Nhìn lên bàn thờ bố Trinh cắn răng dưa ra quyết định của mình:

- Vậy thì chúng con theo mẹ! Chỉ cần mẹ vẫn đảm bảo cho chúng con học tập đầy đủ việc gì chúng con sẽ nghe theo mẹ

Mẹ Trinh hơi ngỡ ngàng trước quyết định đấy, bà không nghĩ là 2 đứa lại chịu theo bà, đời nào chúng nó chịu tiếng là bỏ bố theo người mẹ như thế. Nhưng giây phút ngỡ ngàng trên gương mặt đẹp mặn mà của đàn bà hồi xuân cũng qua đi. Mẹ Trinh đằng hắng 1 tiếng để lấy lại giọng:

- Được! Nếu chúng mày đã quyết định thế thì giỗ đầu bố mày xong cả nhà dọn đi! Trả lại mấy bức tường để các chú các cô chúng mày đục ra chia nhau.

Cái giọng mỉa mai của mẹ làm Trinh chua chát, người ta vẫn có câu “sểnh cha còn chú” vậy mà 2 chị em bây giờ phải đi tìm sự sống nơi khác để những gì còn sót lại của bố cho những người em ruột bố xâu xé. Trinh hận, hận lắm nhưng biết làm sao khi Trinh còn chưa lo nổi cho cái thân mình ăn học huống chi còn cho đứa e gái duy nhất của mình.

Giỗ đầu bố! Khách đến lưa thưa, chẳng phải vì bố sống không biết trước sau trên dưới, mà vì họ sợ những anh chị em của bố, sợ khi từng người bóng gió nhắc khéo rằng trước bố cho vay cái này, giúp cái kia, giờ sao chưa thấy đánh tiếng trả. Những ai không nợ nần gì bố thì cũng ái ngại bởi cái cảnh cả nhà xúm vào xâu xé bắt nạt ba mẹ con Trinh và họ biết những đồng tiền phúng cũng chẳng bao giờ đến tay được 2 đứa mà sẽ lại vào túi những kẻ hằm hè cắn xé nhau để tranh dành nó.

Không khí ảm đạm thưa thớt chẳng ảnh hường gì đến cái mâm trên của các bậc chú bác trong họ đang ngồi dưới bàn thờ bố mà hăng say cười nói đánh chén. Tiếng cụng li, tiếng nhai xương rau ráu, tiếng bàn tán rôm rả làm Trinh không dám nghĩ đây là giỗ bố chỉ biết câm lặng dưới bếp nuốt nước mắt vào trong chờ đợi những câu gọi gần như ra lệnh để bưng bê dọn dẹp. Dường như cái tin Trinh và Ngọc sẽ theo mẹ đã khiến buổi giỗ thành bữa tiệc mừng thì đúng hơn, những người khách cũng ái ngại mà xin phép ra về trước sau khi ăn uống qua loa. Hai chị em Trinh dọn dẹp mấy mâm tít phía ngòai sân mà vẫn nghe rõ mồn một từng câu:

- Cái phần vốn anh cả đóng vào thuyền thì tính thế nào nhỉ? Hay hai đứa mày lấn phần đấy cho chồng xuống tàu đi biển cùng mà chia chác. Chỉ cần đưa anh 1/3.htm số vốn góp bằng tiền mặt là được

2 bà cô ruột Trinh nhao nhao lên:

- Anh khôn vừa thôi! Nhà anh đã lấy rồi giờ lại còn đòi lấy 1/3.htm phần vốn nữa là sao! Mình ăn biết ăn cơm để bọn này húp cháo ah.

Bữa tiệc đang dần tàn tự dưng lại huyên náo bởi chủ đề ngừoi ngoài nhìn vào mà xót xa, họ lại tranh lại cãi khi chị em Trinh, con người anh cả của họ đang cặm cụi lau dọn ngòai sân. Mãi rồi thì mọi người cũng tạm hài lòng bởi phần xâu xé được từ những gì còn lại của người anh cả, lúc đấy họ mới để y đến 2 đứa cháu ruột của mình đang cắm mặt dọn dẹp ngòai sân:

- Đúng là con nhà tông có khác! Thấy chỗ nào có thịt là bỏ đi ngay chả phải ở lại ăn cá muối làm gì.

- Chả biết có nhớ đến sức bố nó cày ngòai biển nuôi chúng nó không mà giờ phủi áo bỏ đi như con mẹ nó.

- Học cho lắm vào mà không biết nhận thức thì học làm cái gì! Cứ như con mình ít học lại hay chỉ biết bám bố bám mẹ chứ không vong ân bội nghĩa.

……………………………………………….

Nhiều lắm những câu cay nghiệt nhằm vào Trinh và Ngọc, bờ vai run lên rồi khóc nấc thành tiếng mà Trinh vẫn lặng lẽ thu bát dọn mâm. Mặc kệ cho từng giọt nước mặn chát lăn dài trên gò má xương xẩu Trinh tự biết mình chẳng nên đôi co với những kẻ không đáng làm cô làm chú mình như thế. Nhưng Trinh quên mất Ngọc, đứa con gái vốn chẳng biết sợ thằng con trai nào trong cái xóm chài này vứt ngay bó đũa trên tay rồi lao vào nhà gào lên:

- Các cô các chú tốt đẹp lắm đấy! Đẩy bọn cháu đi được rồi, chia xong nhà rồi chưa mừng ah sao còn phải rỉa rói nữa, ở đây thì bọn cháu cũng ra ôm bờ kè mà ngủ chứ chẳng được nằm nhà khi làm gì có cái gì bố cháu để lại cho bọn cháu. Các người không đáng làm cô làm chú tôi.

Đám người trong nhà ngỡ ngàng im lặng vài giây rồi cũng sấn sổ mà lao vào Ngọc với đủ các giọng điệu đe dọa và thóa mạ khiến Trinh phải lao vào chắn trước em:

- Các cô chú thông cảm Ngọc còn nhỏ dại, có gì cháu sẽ bảo ban lại em nó

Quay sang em cao giọng quát:

- Ngọc! Không được hỗn! Chị đánh cho đấy

Mặc cho Ngọc cự nự muốn đôi co tiếp Trinh lôi xềnh xệch em ra ngòai cổng:

- Em đi chơi đi! Để đấy chị làm nốt cho, kệ họ đừng quan tâm!

Rồi trinh quay vào mặc cho Ngọc vẫn dậm chân giọng đầy uất hận:

- Nhưng.. Nhưng.. Bọn họ…

Cùng mẹ và em thu dọn đám đồ đạc cá nhân ít ỏi của mình để chuẩn bị đi, tất cả chẳng có gì nhiều ngoài sách vở và vài bộ quần áo, cái gì trong nhà cũng đã được các cô chú đánh dấu lấy phần từ trước. Bộ salong mẹ mua, chiếc tivi màu, cái tủ bích phê, đồng hồ treo tường, giường và thậm chí cả cái bàn học mọt sắp hỏng cũng đã có chủ. Mẹ kéo Trinh và Ngọc ra bàn thờ bố và chích chòe, thắp mấy nén nhang rồi rầm rì khấn vái. Trinh không nghe rõ mẹ khấn gì, chỉ nhìn bố thầm hứa “Con sẽ học thật tốt! Sẽ thành người có ích cho xã hội! Con sẽ về thăm bố thường xuyên! Bố nhớ phù hộ cho chúng con bố nhé”

Ngôi nhà 3 tầng khang trang nằm sát mặt đường quốc lộ làm Trinh và Ngọc ngập ngừng không dám bước vào. Tầng một là nhà hàng ăn uống khá rộng, khách khứa ra vào tấp nập, có vài người khách quen nhận ra mẹ cất giọng thân mật chào hỏi “Ah Bà chủ! Lâu lắm mới gặp”, “Hôm nay có món gì hay không em?”… Mẹ cũng đon đả trả lời rất vui vẻ, dường như mẹ đã quá quen với từng người khách, từng công việc ở đây. Một người đàn ông cao lớn đầu cắt cua khá dữ dằn, gương mặt hơi rỗ bước nhanh ra chỗ 3 mẹ con đang đứng:

- Em mới lên ah! Có đưa hai đứa lên không

Mẹ nở nụ cười tưoi roi rói nhìn người đàn ông vừa bước ra rất âu yếm:

- Vâng em vừa lên! Đây là Trinh và Ngọc

Rồi quay sang 2 chị em nghiêm giọng:

- Đây là chú Tuấn mẹ đã nói, 2 đứa chào chú đi

Lí nhí cất tiếng chào Trinh và Ngọc cũng chả dám nói gì hơn vì vừa sợ vừa lạ lẫm bởi cái không khí đông đúc như này.

Chú Tuấn tỏ ra khá niểm nở tiến đến xoa đầu hai chị em thân mật:

- Rồi hai đứa lên phòng đi chú chuẩn bị phòng riêng rồi, cứ coi như đây là nhà, học hành được đến đâu cứ học, thi thoảng chạy xuống phụ giúp chú là được rồi. Nhà chỉ có mình chú nhiều khi cũng buồn lắm.

Thái độ của chú Tuấn làm Trinh và Ngọc bớt đi sự ngượng ngùng riu ríu theo chú lên phòng dành riêng cho 2 chị em. Căn phòng đẹp ngòai sức tưởng tượng của Trinh, rộng phải đến 40m2, tường quét ve xanh toát lên cảm giác mát mẻ, bộ bàn học mica còn đẹp hơn cả bàn giáo viên trên trường kê gọn gẽ trong góc, chiếc giường ngủ rộng rãi còn mới tinh nằm sát ngay bên cái tủ quần áo cũng đẹp chả kém… Tất cả cứ làm Trinh mắt tròn mắt dẹt nhìn vào. Chú Tuấn phải lên tiếng mới khiến Trinh trở về với hiện tại:

- Phòng chú kê tạm cho hai chị em nên chắc còn thiếu nhiều thứ! Thiếu gì cứ bảo chú, chú mua dần cho đừng ngại!

Câu nói làm Trinh phải vội vã xua tay:

- Dạ thế này tốt quá rồi chú ạ! Bọn cháu chẳng cần gì hơn nữa đâu!

Sau đó chú dẫn Trinh qua phòng tắm, sân phơi quần áo, phòng ăn, phòng khách, chỗ nào cũng khiến Trinh và Ngọc đờ đẫn bởi sự sang trọng, hiện đại. Chẳng có cái gì trong nhà chú là Trinh không lóng ngóng khi đụng vào cả

Chú Tuấn rất chiều 2 chị em Trinh nên chẳng bao lâu Trinh và Ngọc cũng tỏ ra quy chú mặc dù trong lòng Trinh chẳng ai có thể thay thế bố, mỗi khi nhìn mẹ vui vẻ âu yếm bên chú Trinh lại quặn lòng nhớ bố vào phòng tắm để nước mắt trào ra trên chiếc bồn rửa mặt sang trọng. Công việc của chị em Trinh hàng ngày khá nhàn hạ, hàng ngày chỉ xuống bưng bê vào giờ ăn sáng, ăn trưa và ăn tối, nhiều hôm cũng chẳng phải bưng bê gì nhiều vì dù có thêm chị em Trinh chú Tuấn vẫn thuê người làm thêm.

Về vấn đề học hành chị em Trinh được chú Tuấn rất ủng hộ, sách vở mua không thiếu dù là những cuốn ngoài chương trình hay nâng cao. Trinh có nhiều thời gian học tập nên lực học rất khá, nhờ được tiếp xúc nhiều người Trinh cũng trở nên họat bát hơn tham gia được rất nhiều họat động đòan đội trong trường, Trinh còn được bầu làm bí thư của lớp nhờ sự năng nổ của mình. Ngoài ra Trinh còn là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi của trường.

Ăn uống đầy đủ, cả ngày trong nhà, đi học gần trường khiến Trinh như lột xác ở cái tuổi dậy thì. Làn da đen đúa bởi nắng và sóng biển ngày nào đã được thay bởi màu trắng hồng hào. Mái tóc dài đen nhánh thả dọc theo cái lưng phẳng phiu kéo dài đến tận hông đã chiếm chỗ của cái mái tóc xơ xác năm nào. Thừa hường cái dáng cao ráo của bố giờ ăn uống đầy đủ khiến cơ thể Trinh nảy nở đẹp đến kỳ lạ. Bộ ngực căng phồng nhựa sống lúc nào cũng phập phồng thổn thức bên dưới lớp áo Trinh mặc. Đôi chân thẳng tắp trắng mịn màng. Khuôn mặt thanh tú trắng trẻo, đôi mắt buồn ươn ướt nằm ngay trên gò má cao lúc nào cũng chực ửng hồng bởi nắng, mệt hay đơn giản là tập trung học cao độ . Trinh đẹp một cách lạ thường, ngay cả Trinh cũng không hề nhận biết được vẻ đẹp của mình đến như nào. Chỉ biết khách hàng đến quán ngày một đông mong được chiêm ngưỡng cái dáng thướt tha của Trinh, những dôi mắt hau háu thèm khát luôn nhìn vào bộ ngực căng phồng nhún nhảy theo từng bước Trinh chạy ngang dọc bê đồ, cái đuôi tóc dài ngúng nguẩy trên 2 cái mông nảy nở khiến ai cũng có thể dừng ăn mà nhỏ dãi ngó theo.

Những cây si và cái đuôi mọc ngày một nhiều hơn đằng sau cái đuôi tóc mượt mà của cô nữ sinh lớp 11 nhưng Trinh không màng đến, Trinh chỉ muốn học, học thật giỏi để vào đại học, để mang bảng điểm ra khoe bố bên cạnh những que diêm dù bây giờ bật lửa lúc nào cũng sẵn. Chẳng có người con trai nào làm Trinh thấy tin tưởng như bố, quy như chích chòe cả thế nên trái tim Trinh vẫn đóng chặt cửa trước những cây si, khuôn mặt đẹp không tì vết chỉ biết nở nụ cười làm người ta mê đắm từ chối khéo những câu ong bướm sỗ sàng hay những lời tỏ tình lãng mạn. Trinh cứ thế, cứ học, cứ lớn và vẻ đẹp ngày một rực rỡ hơn, nó đánh thức bản năng của bất kỳ thằng đàn ông con trai nào đứng trước Trinh và vô tình nó cũng đánh thức một người mà ngay cả Trinh cũng không ngờ đến….

Cân số hải sản tanh nồng của cô bán hàng một lần nữa để ghi sổ, Trinh cố gắng ghi tăng thêm 1KG và đánh giá chất lượng hàng tốt hơn mức bình thường một chút để có giá cao hơn. Trinh thương những người mang hàng giao cho nhà lắm, luôn bị mẹ chèn ép quá đáng, đánh tụt cân, chê hàng tươi và dập nát để ép giá. Bởi vì mẹ Trinh quá hiểu cái nghề cá như thế nào, nếu không bán được cho nhà Trinh, mang sang các cửa hàng khác họ chỉ chọn hàng ngon còn vứt lại phần ươn đơn giản là họ không đông khách để lấy tất như nhà Trinh, còn ôm ra chợ thì phải ngồi giữa chợ cả ngày bạc mặt khản cổ mời chào mà chưa chắc đã bán được hết có khi còn phải ôm về nhà ăn thay cơm. Cô bán hàng gương mặt già nua đen đúa, cánh tay khẳng khiu run run cầm tờ giấy Trinh ghi để ra ngòai nhận tiền trong ánh mắt đầy cảm kích. Những lời nói cảm ơn còn đang mấp máy sau bờ môi khô cằn nứt nẻ thì mẹ Trinh bước vào. Bà giật lấy tờ giấy đọc kỹ rồi nhìn vào chậu tôm cá dưới nền nhà giọng hoạnh họe:

- Sao hàng thế này mà mày đánh giá hàng loại 2 hả Trinh, mày có mắt nhìn không đấy?

Bới tay vào đống tôm cá bà the thé cái giọng:

- Toàn dập nát thế này mà loại 2 ah, đổ cho lợn chưa chắc nó ăn ấy chứ, cái này được loại 3 là tốt lắm rồi. Mà sao còn nhiều nước thế này Trinh! Mày làm cho nhà này hay mày đi làm thuê thế vào lấy cái rổ ra đây! Đổ vào vẩy hết nước đi rồi cân lại cho tao xem nào! Toàn cái lũ ăn hại chả được việc gì!

Cô giao hàng đưa đôi mắt như van lơn nhìn mẹ Trinh:

- Chị ah! Hàng này sao loại 3 được chị cũng từng làm nghề chị biết mà, chỉ có một ít bị dập do vận chuyển từ xa về, mùa này sóng lớn tránh làm sao được cá nó bị dập trong khoang 1 ít. Chị nhìn lại giúp em với! nhà em đợt này cần tiền quá thằng con trai mới bị gẫy chân.

Mẹ Trinh chẳng buồn nhìn lại lấy một cái lạnh giọng:

- Nhà này cũng chạy ăn từng bữa chẳng phải đi làm từ thiện, hợp tình thì mua không thì mang đi chỗ khác. Mà báo trước đã mang đi thì đừng bao giờ mang lại cái nhà này nhé! Đây không thiếu gì chỗ mua đâu.

Trinh nhìn người đàn bà giao hàng cúi đầu bên chậu hải sản tanh ngòm trả lời “vâng” run run dưới cái nhìn đầy thỏa mãn và hả hê của mẹ mà uất ức. Không chịu nổi Trinh cao giọng bênh vực:

- Mẹ vừa phải thôi! Người ta khó khăn mới nhờ đến mẹ! Nhà mình bán hàng tốt nhập cao cho người ta một tí có sao đâu! Trước mẹ cũng phải chạy chợ từng ngày mẹ hiểu mà!

Trợn tròn mắt một lúc rồi mẹ Trinh gào lên:

- Mày bị điên hả con! Học nhiều quá lú lẫn rồi ah? Tiền ăn học của mày lấy từ đâu ra biết không, mày có giỏi thì cút đi theo nó mà sống được không?

Tiếng ồn ào vọng ra ngòai khiến dượng Trinh chạy vào:

- Sao? Có chuyện gì mà ồn ào thế?

Mẹ đưa mắt nhìn Trinh giọng rít lên:

- Cái con nhiều chữ kia nó đang bắt tôi phải trả thêm tiền mồ hôi xương máu cho người ngòai kia kìa, anh cứ bênh cho nó học nhiều bây giờ thì hậu quả đấy.

Dượng nhìn Trinh và mẹ rồi giọng cười nói làm không khí căng thẳng giãn ra:

- Ôi giời tưởng có chuyện gì mà mẹ con cãi nhau, bà ra tính tiền cho khách đi để đấy tôi lo, hôm nay mồng 1 mà cãi cọ nhau mất vui.

Không chờ mẹ phản ứng thêm dượng đẩy mẹ ra ngòai hàng rồi đóng cửa lại đưa đôi mắt trìu mền nhìn Trinh:

- Con lên nhà học đi để đấy dượng lo cho!

Quay sang bà hàng cá giọng dượng nhỏ nhẹ:

- Tiền cứ theo phiếu cũ Trinh nó ghi tôi trả cho chị, đây chị cầm lấy

Người phụ nữ lập cập cầm vội những đồng bạc từ bàn tay dượng lí nhí cám ơn trong đôi mắt biết ơn nhìn vào Trinh rồi đi ra. Trinh thấy nhẹ nhõm cả người và thấy cảm kích dượng vô cùng. Hơn một năm nay lúc nào dượng cũng luôn bênh Trinh như vậy, không những thế còn thuê nhiều người hơn để Trinh chẳng phải làm việc nhiều thi thoảng lén mẹ dúi tiền cho Trinh để “mua sắm lặt vặt và chơi bạn bè” như dượng nói

Tiến đến sát Trinh, dượng đưa bàn tay vuốt nhẹ gò má trắng trẻo:

- Thôi lên nhà tắm rửa rồi học bài đi, việc dưới này có người làm với dượng lo rồi

Bàn tay dượng vuốt má trượt xuống cổ và vai làm Trinh hơi gai người, vội vàng lách mình khỏi Trinh nhỏ nhẹ “vâng” rồi tung tăng lên gác. Không ngoái nhìn lại nhưng Trinh vẫn có cảm giác nóng bừng sau gáy như có ai đang nhìn xóay vào cơ thể mình.

Cài chặt cửa phòng tắm Trinh để dòng nước mát lạnh từ chiếc vòi hoa sen mơn trớn trên cơ thể mình. Từng tia nước mát xa nhè nhẹ lên cơ thể nõn nà khiến Trinh cảm thấy vô cùng thư thái.. Đang thả mình theo cảm giác đê mê thì tiếng mẹ réo rắt dưới nhà khiến Trinh bừng tỉnh:

- Con Trinh đâu rồi! Xuống đây giúp một tay nào! Nghỉ hè rồi còn chết dí trên phòng làm cái gì! Nhanh lên!

Khẩn trương lau người mặc quần áo, Trinh bám vào cái lan can gỗ chạy dọc theo từng bậc cầu thang lát đá hoa xuống nhà:

- Mẹ bảo gì ạ? Con vừa tắm xong

Mẹ Trinh dúi vội vào tay Trinh xấp tiền:

- Sang nhà bác Nghị thanh tóan tiền mấy két bia với lại bảo bác chuyển thêm cho 10 két nữa! Nhớ đếm đủ đấy!

Cầm xấp tiền Trinh lách cửa ngách tránh khỏi ánh mắt như muốn đốt cháy quần áo và những câu trêu đùa sàm sỡ của đám thực khác để đi bộ sang cái đại lí bia rượu bánh kẹo nằm bên kia đường. Đứng dưới gốc bàng râm mát trong ánh nắng gay gắt trưa hè Trinh cất giọng gọi vượt qua đám bánh kẹo lổn nhổn xếp trước cửa hàng:

- Bác Nghị ơi!

Không có tiếng trả lời khiến Trinh phải gọi to thêm vài lần nữa mới thấy bóng người đi ra. Một anh chàng mặc chiếc quần bò và áo phông đi ra cất giọng lạ lẫm hỏi:

- Em mua gì! Bác Nghị đi vắng rồi lát mới về

Trinh định thần nhìn lại người vừa đáp lời mình, một anh chàng có dáng vẻ thư sinh, gương mặt sáng sủa thông minh, làn da trắng trẻo nụ cười có vẻ hơi gượng gạo nhưng cũng đủ để khoe ra hàm răng trắng tinh nằm phía trong đôi môi đỏ hồng như con gái. Trinh chưa gặp anh chàng này bao giờ dù sang đây lấy hàng không biết bao lần, chắc chắn không phải dân vùng này bởi cái nước da và dáng vẻ thư sinh không chút cháy nắng cơ bắp như dân vùng biển. Hơi rụt rè Trinh lên tiếng:

- Dạ em ở hàng ăn Thái Tuấn bên kia đường sang thanh tóan tiền hàng đợt trước và lấy thêm ạ

Anh chàng ra vẻ khổ sở gãi đầu gãi tai ấp úng:

- Nh..ưng bác anh chưa về! mà anh chẳng biết em là ai cả và giá bán thế nào, hay em chờ một lúc bác anh về được không?

Ngập ngừng 1 lát rồi Trinh cũng đồng ‎y:

- Vâng thế cũng được vậy e đợi bác một lúc ạ!

Anh chàng thư sinh cao ráo trắng trẻo đẹp trai mời Trinh vào nhà ngồi đợi, sau một vài câu xã giao bỡ ngỡ Trinh cũng biết anh chàng đó tên Phong, vừa học hết năm 1 đại học trên HN, hè năm nay về thăm bác tiện thể nghỉ mát luôn. Lần đầu được gặp một sinh viên đại học, Trinh tỏ ra vô cùng háo hức, đôi má ửng hồng đầy phấn khích hỏi Phong liên tục về thủ đô, về cuộc sống của một sinh viên về những khó khăn gặp phải. Phong cũng không hề dấu diếm kể cho Trinh nghe mọi thứ vui buồn của sinh viên năm 1, cái giọng điềm đạm từ tốn thi thoảng pha trò làm Trinh cứ rúc rich cười mà không để y đến ánh mắt Phong cũng dần nhìn Trinh say đắm. Hai người mải miết trò truyện mãi đến khi bác Nghị về mới giật mình dứt ra. Thanh tóan tiền hàng cũ và đưa bác số hàng mới mẹ cần lấy chiều nay Trinh chào bác và Phong ra về. Nụ cười kèm câu chào nhỏ nhẹ của Phong làm Trinh thấy vui vui và quên hết việc bị mẹ mắng sáng ngày.

Từ buổi đó vào những lúc chiều muộn vắng khách, Trinh thường bắt gặp Phong ngồi một mình ở chiếc bàn kê tít ngòai vỉa hẻ của cửa hàng. Đôi mắt thông minh đằng sau cặp kính trắng luôn sáng ngời mỗi khi thấy bóng dáng yêu kiều thướt tha của Trinh đi ra, sau vài lần chỉ biết đỏ bừng đôi gò má lí nhí chào Phong rồi vào nhà, dần dà Trinh cũng mạnh dạn ngồi lại nói chuyện với Phong. Hai người trở nên thân mật hơn từ lúc nào ko rõ chỉ biết rằng đôi mắt buồn ươn uớt sau hàng mi cong vút của Trinh luôn ngóng chờ bóng dáng Phong ở góc bàn ấy, mỗi khi không thấy cái bóng dáng ấy Trinh lại thẫn thờ cả chiều và tối về ngồi trong phòng thẫn thờ bên đống sách vở học chẳng vào được vì tâm hồn còn để đâu đó ngòai kia.

Nhưng rồi những buổi thân mật cười đùa trước hiên nhà Trinh không còn được thoải mái như xưa nữa, dượng Trinh luôn tìm cách sai Trinh đi đâu đó hoặc bắt lên nhà học, ánh mắt luôn khó chịu khi Phong bước vào quán khiến Phong cũng ái ngại còn Trinh thì ấm ức bởi thái độ kỳ lạ của dượng. Có thắc mắc thì dượng cũng chỉ qua loa giải thích “nó không phải người vùng này cần đề phòng hơn con ạ! Với lại sang năm lên lớp 12 rồi con tập trung mà học”. Dượng Trinh có thể cấm cản trước mặt chứ làm sao ngăn được 2 con tim rung động lén lút gặp nhau. Hai người thường hẹn nhau ở đầu con dốc cách nhà 1 đoạn vào những buổi chiều tàn để đi dạo bên nhau. Cái kiểu gặp gỡ dấu diếm như này làm cho Trinh vừa cảm thấy hồi hộp vừa phấn khích, mặc dù chỉ là đi dạo bên nhau chuyện trò về bạn bè, gia đình, triết lí cuộc sống hay đôi khi Phong cất tiếng hát những bài hát tiếng anh ấm áp. Nhiều lúc Trinh cảm thấy tim mình như ngừng đập khi ánh mắt của Phong xóay vào đôi mắt buồn của Trinh cùng giai điệu ngọt ngào của bài Hello “Hello! Is this me you’re loking for! I can see it in your eyes…”.

Tháng hè của Phong nhanh chóng kết thúc, chàng thư sinh Hải Phòng đã đến lúc phải từ biệt Trinh để lên đường về Hà Nội. Một ngày trước khi đi Phong muốn Trinh dẫn mình đi thăm biển, dù anh biết Trinh không hề muốn ra đó bởi những nỗi đau anh đã được Trinh chia sẻ. Nhưng Phong vẫn nhất định muốn ra làm thái độ cương quyết từ chối của Trinh phải mềm lòng trước anh. Hai bóng người im lặng giữ một khoảng cách nhất định đi dạo trên bờ cát trong nắng chiều đang dần tàn phía chân trời. Từng cơn sóng biển vẫn nhè nhẹ vỗ vào hai đôi chân trần đang in dấu chân trên cát. Mỗi đợt sóng đến Trinh lại thấy mình run rẩy sợ hãi, bước đi của Trinh hướng dần về phía bờ kè chắn sóng để không phải chạm vào nước biển mặn chát. Phong như hiểu được tâm trạng bèn kéo Trinh ngồi lền bờ kè đá, nhìn vào đôi mắt long lanh của Trinh anh thấy một nỗi buồn vô hạn trong đấy nó còn sâu thẳm hơn biển cả ngòai kia khiến lòng anh chơi vơi. Cất giọng xóa tan bầu không khí u buồn:

- Em biết sóng biển từ đâu mà có không?

Im lặng hồi lâu Trinh khe khẽ đáp lời:

- Từ gió anh ạ!

- Vậy những cơn sóng lớn chôn vùi thuyền bè có từ đâu?

Trinh cắn môi đáp lời:

- Từ những cơn bão ạ

Phong vẫn đều đều cái giọng:

- Thế còn những hố cát kia là do ai tạo ra?

Trinh ngỡ ngàng quay sang nhìn Phong, ánh mắt buồn bã đã có phần chuyển sang phẫn nộ, nhưng Phong không màng đến anh tự đáp lời mình:

- Là do con người tạo ra em ạ! Ngay cả những vết hà xé ngang dọc bàn chân người cũng không phải của biển. Sóng là do gió, biển động là do bão, biển chỉ có mang lại sự ấm no hạnh phúc bằng những của ngon vật lạ trong lòng nó. Thế nên em đừng giận biển nữa, đừng oán trách nữa.

Rồi mặc Trinh ngồi trên bờ kè tóc xõa bay dài trong gió Phong nhảy xuống bờ cát cầm một chiếc que. Anh vạch chi chit những đường ngang dọc lên bờ cát rồi hướng lên bờ kè nói tiếp:

- Em nhìn xem, nếu a rạch lên bờ cát những đường ngang dọc này thì biển cũng dịu dàng tìm đến hàn gắn lại cho nó như chưa từng bị rạch, em là người con của biển, hãy bao dung như biển em nhé! Hãy thứ tha cho những ngọn gió vô tình, hãy như biển để xoa dịu những vết thương lòng của chính em và người thân nữa.

Những câu nói đầy tình cảm và chân thành của Phong làm Trinh xúc động, như cảm thấy mình được cởi bỏ niềm óan hận từ bấy lâu, nụ cười Trinh nở dần như đóa hoa lan rừng trên gương mặt thanh tú, đôi mắt nhòe lệ nhìn Phong đang nô đùa với biển. Không chờ hơn nữa, Trinh thả thân hình thon thả của mình xuống bờ cát, Trinh chạy, cười, té nước vào Phong, Trinh đã trở về với cô bé ngày xưa, vô tư, không hận thù, không oán trách. Tiếng cười trong sáng liên tục hòa với sóng biển rì rào tạo nên khúc hòa tấu cùa tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa chớm nở và Trinh đã biết đến tình yêu đầu đời khi người con trai ấy ôm Trinh vào lòng đặt lên má Trinh một nụ hôn khi dòng nước mắt vẫn còn vương trên khuôn mặt…..

Sau buổi chiều hôm ấy Phong đã đi về HN mang theo lời hẹn ước của Trinh “Em sẽ đỗ đại học để đến với anh! Anh chờ em nhé”. Trinh ở lại với phố phường quen thuộc mà thấy trong lòng nỗi nhớ phong cồn cào, đi đâu Trinh cũng tưởng tượng ra được bên canh Phong cười nói và Trinh dồn nỗi nhớ ấy vào những dòng thư tay gửi đi liên tục. Trinh chỉ mong cho mùa hè mau hết để Trinh lao vào học, rồi sẽ thi đại học và được bên Phong cả ngày. Những cơn mộng mị của Trinh luôn có hình bóng Phong trong đấy, anh cầm tay dẫn Trinh đi khắp các con phố HN trong tiếng cười hạnh phúc của cả hai.

Lên Đầu Trang

Trang 3


wap đọc truyen tinh yeu hay nhất
  truyen tinh yeu_¤ Admin ¤_U-ON
Liện kết phát triển :
|
wap tai game online|Tai game mien phi|
Mobile Backlink miễn phífree counter Free Automatic Backlink bedava - Free Backlink  - www.v8link.com Text Back Links Exchanges free auto backlink, tao backlink, tao backlink chat luong cao mien phi Backlink Auto: Trao đổi, Miễn phí, Vĩnh Viễn, Tự động & Chất lượng | Tâm Gà
PageRank for 3tau.wap.sh Travel Backlinks free search engine submission
C-STAT